Cuộc điện đàm giữa tổng thống đắc cử Donald Trump và lănh đạo Đài Loan đă khiến TQ tức giận. Ngay sau đó, tân tổng thống Mỹ chỉ trích phía TQ thậm tệ và mạnh mẽ. Việc Mỹ mạnh tay và ông Trump mạnh miệng với TQ liệu có phải là VC sẽ hưởng lợi?
Các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ đă tiến hành hơn 700 cuộc tuần tra ở biển Đông trong năm 2015.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump hôm 4/12 đă phát đi một loạt các thông điệp chỉ trích Trung Quốc, trong đó có vấn đề quân sự hóa biển Đông, gieo hy vọng cho người Việt.
Trên trang Twitter chính thức với gần 17 triệu người theo dơi, ông Trump viết: “Trung Quốc có hỏi chúng ta việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty của Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ vậy”.
Đoạn tweet mà truyền thông quốc tế cho là “thách thức Trung Quốc” của tổng thống tân cử của Hoa Kỳ đă được hàng chục ngh́n người “thích” và “chia sẻ”.
Nhà quan sát Nguyễn Đ́nh Hà từ trong nước nói với VOA Việt Ngữ rằng Việt Nam “có hưởng lợi” từ các động thái mạnh mẽ của ông Trump với Bắc Kinh.
Nhà hoạt động trẻ từng chạy đua vào quốc hội Việt Nam nói thêm:
“Cái động thái của ông ư với Trung Quốc nó thể hiện sự cứng rắn của ông ấy với Trung Quốc mà ngay trong cương lĩnh tranh cử của ông ấy, ông cũng có nói. Sự mạnh miệng này, nó không phải là những lời lẽ ngoại giao đưa đẩy chung chung nữa, mà nó là hành động thực tế. Trước bất cứ những hành động leo thang căng thẳng nào của Trung Quốc ở khu vực này, th́ [Bắc Kinh] cũng phải cân nhắc kỹ hơn trước khi họ hành động”.
Theo ông Hà, dưới tân chính quyền sắp tới, nếu Mỹ tiếp tục sự hiện diện ở biển Đông, nó sẽ giúp “giảm áp lực mà phía Trung Quốc gây nên cho các nước có cùng tranh chấp như Việt Nam”.
Viện Nghiên cứu Quốc gia về biển Đông của nhà nước Trung Quốc mới cho biết rằng năm ngoái, “các tàu chiến và máy bay quân sự của Mỹ đă tiến hành hơn 700 cuộc tuần tra” ở vùng biển tranh chấp giữa nhiều nước.
Về thông điệp trên của ông Trump, tờ Giáo dục Việt Nam viết rằng “động thái mới nhất của Donald Trump về Biển Đông không thể xem thường”.
Tờ báo từng “đối đầu” với báo chí Trung Quốc, trong đó có tờ báo theo tư tưởng dân tộc Hoàn cầu Thời báo, về quan hệ Việt – Mỹ và biển Đông, trích dẫn Ankit Panda, một biên tập viên của tạp chí The Diplomat, cho rằng nhận xét ngắn gọn mới nhất của ông Trump về biển Đông “có thể quan trọng hơn những ǵ mọi người nghĩ”.
Trong khi đó, nhà hoạt động trẻ Nguyễn Đ́nh Hà nói rằng “việc ông Trump khẳng định lại vấn đề biển Đông trên Twitter của ông ấy th́ “là một điều hiển nhiên”, v́ “Mỹ có lợi ích quốc gia quan trọng” ở vùng biển tranh chấp này.
Ông nói thêm rằng “người Việt có quyền hy vọng” vào hành động của Tổng thống đắc cử Mỹ trong thời gian tới.
Cựu ứng viên đại biểu quốc hội độc lập nói tiếp:
“Nhiều người người ta thấy trong 8 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Obama, mọi thứ nó cứ trôi qua đều đều, mà Trung Quốc th́ vẫn cứ lấn lướt ở trên biển Đông. Vai tṛ của Mỹ ở đây th́ cũng chỉ thông qua lời nói, hay một số lần thực hiện quyền tự do hàng hải, tự do hàng không trên biển Đông, chứ không có những sự mạnh dạn như ông Donald Trump. Ông Donald Trump, theo như nhiều người đánh giá, đây là con người của hành động. Và ông ấy nói là ông ấy làm, và làm rất quyết liệt, không có đong đưa, ư nhị theo kiểu ngoại giao”.
Theo ông Hà, ngoài việc đề cập tới biển Đông trong đoạn tweet chỉ trích các chính sách kinh tế và đối ngoại của Trung Quốc, cuộc điện đàm giữa ông Trump với Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn “giống như một cái tát vào mặt Trung Quốc”.
Trong khi đó, trả lời An Tôn của VOA Việt Ngữ hôm 4/12, tiến sĩ Tạ Văn Tài, một nhà nghiên cứu về biển Đông từ Đại học Harvard, cho rằng “lẽ ra ông Trump nên đợi đến sau ngày nhậm chức, khi đó ông có quyền lèo lái Thựợng viện theo một chính sách mới với Đài Loan”. Ông Tài cho rằng “lúc đó vừa đúng thủ tục hiến định và có hỗ trợ nhiều hơn về chuyên môn và chính trị”.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị hôm 3/12 được trích lời nói rằng Bắc Kinh đă đánh bại “âm mưu” của một số quốc gia nhằm khuấy động bất ổn biển Đông, và việc quốc gia đông dân nhất thế giới xoay chuyển quan hệ với chính quyền của Tổng thống Philippines Duterte chứng minh cho điều đó.