Putin quả là một Tổng thống hết sức cao thủ. Ông biết lúc nào lên cương và khi nào cần nhu th́ ông hết sức nhă nhặn. Kinh tế Nga bị giảm sút sau 3 năm bởi Nga và Phương Tây hận thù nhau, hiện mọi thứ như đang mở ra một thời kỳ phát triển rực rỡ. Nga đang trở lại, lợi hại hơn xưa. Và chính Trump sẽ tạo đà phát triển cho Nga?
Chiến thắng của Donald Trump đă mở ra một con đường triển vọng làm ấm mối quan hệ Mỹ-Nga và có lẽ sẽ là một sự kết thúc cho sự cấm vận mà Mỹ áp đặt lên Nga, Stratfor nhận định.
Tổng thống Nga Putin luôn có những bước đi táo bạo, bất ngờ
Sự kiện Brexit vào tháng 6/2016 đă cho thấy mối bất ḥa sâu sắc trong ḷng liên minh châu Âu, điều này mang lại cho Nga tia hi vọng rằng các nước thành viên không chính thống có thể phá vỡ quyết tâm cấm vận của cả khối lên Nga trong các cuộc bầu chọn tương lai.
Stratfor nhận định, cho dù các thành viên EU nhất trí quyết định sẽ mở rộng các biện pháp cấm vận, những cuộc bầu cử sắp tới ở lục địa này có thể phá hoại tính đoàn kết nội khối. Trong khi đó, ở Mỹ chiến thắng của Donald Trump đă mở ra một con đường triển vọng làm ấm mối quan hệ Mỹ-Nga và có lẽ sẽ là một sự kết thúc cho sự cấm vận mà Mỹ áp đặt lên Nga.
Xu hướng chính trị đảo ngược này ở Brussels và Washington có thể tạo thời gian cho điện Kremlin tăng cường ảnh hưởng ở Liên Xô cũ, dẫn các nước này vào ṿng ngoại vi của Nga để tái đánh giá lập trường chính sách đối ngoại của các nước này.
Nhiều rắc rối gần đây của Nga bắt nguồn từ năm 2014. Vào tháng 2/2014, các cuộc biểu t́nh Euromaidan (biểu t́nh ủng hộ quan hệ với EU) ở Ukraine lên đến cực điểm trong phong trào nổi dậy khiến Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ khỏi ghế quyền lực. Một tháng sau, Crimea tuyên bố tách khỏi Ukraine và Matxcơva đă sáp nhập khu vực này và bị phương Tây cáo buộc tăng cường ủng hộ đối với dân quân ly khai ở miền đông Ukraine.
Đáp lại hành động này, EU và Mỹ đă áp đặt cấm vận lên Nga. Một vài tháng sau, giá dầu thế giới bắt đầu tụt dốc mạnh và đến cuối năm đă giảm gần một nửa. Sự kết hợp giữa giá dầu thấp và lệnh cấm vận đă d́m nước Nga vào suy thoái và đặt nước này vào giai đoạn xung đột với phương Tây.
Binh sĩ Nga trong một cuộc tập trận
Cùng lúc đó, các nước như Ukraine, Moldova và Georgia lại cùng nhau củng cố quan hệ với EU và NATO. Trong ṿng một năm, cuộc xung đột Ukraine và giá dầu giảm đă hiệp lực đảo ngược những thành quả mà Nga đă đạt được trong thập kỷ vừa qua nhằm tái thiết lập ảnh hưởng ở vùng ngoại vi Liên Xô trước đây, Stratfor đánh giá.
Nhiều nước thuộc không gian Xô viết lại hướng về Nga
Nhưng Stratfor nhận định hiện nay, vận mệnh nước Nga có thể thay đổi. Các nước thuộc khối Liên Xô cũ đă chú ư đến những xu hướng chuyển dịch ở châu Âu và Mỹ và các nước này có thể đang đánh giá lại vị trí của họ với phương Tây. Ở Moldova, kết quả cuộc bầu cử tổng thống hôm 13/11 đă dựng lên một vị lănh đạo thân Nga của đất nước do Đảng Xă hội nắm quyền này. Kết quả này đă thể hiện xu hướng muốn gây dựng quan hệ gần gũi với phương Tây của Moldova đă sụt giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, v́ quốc hội và thủ tướng Moldova vẫn ủng hộ hội nhập với phương Tây, tổng thống đắc cử Igor Dodon khó có thể lèo lái đất nước hoàn toàn hướng về liên minh với Nga được. Dẫu vậy, ông vẫn sẽ cố gắng củng cố quan hệ kinh tế và chính trị sâu sắc hơn với Nga. Georgia cũng đă bắt đầu mềm hóa lập trường của ḿnh đối với các vùng lănh thổ ly khai Abkhazia và Nam Ossetia, những vùng là tâm điểm châm ng̣i cuộc chiến tranh ngắn ngủi giữa nước này với Nga năm 2008. Hơn nữa, sau cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 10, Georgia cũng có xu hướng tăng cường quan hệ kinh tế với Nga trong năm tới.
Theo Stratfor, cho dù Ukraine bấy lâu nay vẫn lựa vào sự ủng hộ chính trị và kinh tế từ phương Tây cùng với sự bảo đảm sẽ đặt áp lực lâu dài lên Nga thông qua các cấm vận, thông qua cuộc xung đột với Nga, chính phủ Kiev không chắc chắn rằng sự ủng hộ sẽ tiếp tục mà không bị gián đoạn. Không giống như Moldova, Ukraine không chắc sẽ bầu chọn một vị lănh đạo thân Nga v́ cuộc khủng hoảng lâu dài ở miền đông Ukraine.
Tuy nhiên, những thay đổi chính trị ở châu Âu và Mỹ có thể buộc chính phủ Ukraine phải đấu dịu về vị thế của ḿnh tại Thỏa thuận Minsk và áp dụng cách tiếp cận ḥa giải hơn trong đàm phán với Nga về miền đông Ukraina. Trong khi đó, Kiev có thể cố gắng tăng cường hội nhập quân sự với Ba Lan và các nước Baltic trong trường hợp các thành viên NATO, đặc biệt là Mỹ rút dần sự hiện diện an ninh ở Trung và Đông Âu.
Nga khôi phục vị thế
Stratfor đánh giá, các nước Xô viết trước đây liên kết chặt chẽ với Nga cũng sẽ quay lại quan hệ với Nga và phương Tây trong trường hợp có những thay đổi chính trị. Dù cho có liên minh quân sự lâu bền với Nga, Belarus đă dần bắt đầu làm ấm quan hệ với phương Tây trong năm qua, quá tŕnh này hiện vẫn có thể bị đ́nh trệ hoặc thậm chí đảo ngược.
Ông Putin và tổng thống Ai Cập Sisi
Ngược lại, Armenia lại đặt ra câu hỏi về ḷng trung thành với Nga khi cuộc chiến với Azerbaijan về vùng Nagorno-Karabakh đang tranh chấp lại bị thử thách lần nữa vào tháng 4/2016. Hận thù có cơ hội leo thang có lẽ một phần là v́ Nga đă xao nhăng vào thời điểm này khi phải can thiệp vào những xung đột ở Syria và Ukraine. Thậm chí nếu phương Tây mang lại cho Matxcơva ít thách thức hơn dưới những chính quyền mới ở Mỹ và châu Âu, sẽ tốt hơn cho nước Nga để khẳng định quyền lực như là nước trọng tài chính của các tranh chấp.
Thậm chí những nước đă ít nhiều trung lập trong vấn đề bế tắc giữa Nga và phương Tây có thể điều chỉnh lập trường của ḿnh. Nga gần đây đă mở những cuộc đàm phán nhằm củng cố hợp tác quân sự với Uzbekistan và Azerbaijan, những nước Xô viết trước đây cũng đang có ư định mở rộng quan hệ với Nga trong các lĩnh vực như mua bán vũ khí và huấn luyện.
Theo Stratfor, Matxcơva cũng có thể có cơ hội truyền sức sống cho các sáng kiến hội nhập như Liên minh kinh tế Á-Âu hay Hiệp ước an ninh pḥng thủ chung, kể từ khi những rạn nứt chính trị ngày càng lớn trong ḷng châu Âu ảnh hưởng đến sự chú trọng của EU vào Chương tŕnh đối tác miền Đông.
Năm 2017 tới, khi chính quyền mới của Donald Trump tiếp quản ở Washington và châu Âu ngày càng chia rẽ sâu sắc hơn, Nga có thể nắm bắt cơ hội để lấy lại ảnh hưởng ở nhiều nước giáp biên giới. Nhưng sự trở lại của Nga ở các nước Xô viết trước đây sẽ có thể lặp lại thất bại mà nước này từng vấp phải những năm 2000, khi nền kinh tế đang thịnh vượng và hệ thống chính trị Nga bị cơn khủng hoảng hiện tại khiến cho điêu đứng.
Stratfor kết luận, thậm chí nếu phương Tây dỡ bỏ cấm vận đối với Matxcơva vào năm 2017, Mỹ và NATO vẫn khó ḷng bỏ rơi các đồng minh ở vùng ngoại vi Nga. Tuy nhiên, những biến đổi chính trị đang diễn ra ở châu Âu và Mỹ có thể tạo không gian để Nga khôi phục lại vị thế của ḿnh trên khắp lục địa Âu –Á.