Mà đó là nước láng giềng ở phía nam Ai Cập, Science Alert là Sudang. Ở quốc gia này, có thành phố cổ đại Meroë sở hữu đến 200 trong tổng số 255 kim tự tháp ở nước này. Những kim tự tháp này được xây dựng muộn hơn những kim tự tháp ở Ai Caapk khoảng 500 năm.
Danh hiệu đất nước sở hữu nhiều kim tự tháp nhất thế giới thuộc về Sudan, nước láng giềng ở phía nam Ai Cập, Science Alert hôm 27/11 đưa tin. Có 200-255 kim tự tháp được xây dựng ở Sudan, trong khi số kim tự tháp ở Ai Cập là 138.
Những kim tự tháp ở Sudan do người Kushite thuộc vương quốc Kush, một nền văn minh cổ đại thống trị khu vực dọc theo sông Nile từ năm 1070 trước Công nguyên đến năm 350, xây dựng. Người Kushite bắt đầu xây kim tự tháp muộn hơn người Ai Cập 500 năm. Tuy nhiên, cả hai nền văn minh đều dùng kim tự tháp để chôn cất người chết.
Tương tự người Ai Cập, người Kushite chôn các thành viên hoàng tộc bên dưới kim tự tháp, có thể nhằm giúp linh hồn người chết lên thiên đường. Tuy nhiên, kim tự tháp ở hai nước có cấu trúc khá khác nhau.
Kim tự tháp Sudan dốc hơn và hẹp hơn hẳn, được xây từ những bậc đá, trái với bề mặt trơn nhẵn và kích thước rộng hơn của kim tự tháp Ai Cập. Kim tự tháp do người Kushite xây cao 6-30 mét, trong khi kim tự tháp Ai Cập thường cao trung bình 138 m.
Một trong những nơi tập trung nhiều kim tự tháp Kushite nhất là thành phố cổ đại Meroë nằm gần trung tâm Sudan ngày nay. Riêng thành phố này sở hữu khoảng 200 trong số 255 kim tự tháp, cho thấy nơi đây từng là đô thị phát triển thịnh vượng trong quá khứ.
Ai Cập cũng không phải quốc gia có kim tự tháp lớn nhất thế giới. Danh hiệu này thuộc về Đại kim tự tháp Cholula nằm bên trong một ngọn núi ở Mexico.