Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần thứ 45 vẫn chưa được công nhận chính thức. Sau bầu cử đă xuất hiện một số yếu tố bất lợi đối với ông Trump. Ông c̣n phải đối mặt với khó khăn hơn trên con đường chính thức trở thành Tổng thống Mỹ.
Số phận làm Tổng thống Mỹ của ông Trump sẽ được định đoạt trong ngày 19/12 tới.
Hiện nay, tuy tạm thời giành phần thắng trong lá phiếu đại cử tri dựa theo kết quả của cuộc bầu cử phổ thông ngày 8/11 nhưng việc ông Donald Trump có chính thức bước chân vào Nhà Trắng hay không sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào cuộc họp bỏ phiếu của cử tri đoàn trong ngày 19/12 tới.
Theo luật liên bang ở Mỹ, không có quy định bắt buộc các đại cử tri phải bầu theo kết quả bỏ phiếu phổ thông của bang ḿnh đại diện. Tuy nhiên trên thực tế, hiếm có cử tri nào đi ngược lại kết quả bỏ phiếu phổ thông.
Với một mùa bầu cử đầy bất ngờ như năm nay, trong đó có cả chiến thắng gây sốc của ứng viên đảng Cộng ḥa Donald Trump, liệu có thể xảy ra thêm một bất ngờ khác khi cử tri đoàn từ chối ông Trump làm tổng thống?
Bên cạnh đó, mặc dù các đại cử tri gần như bỏ phiếu theo kết quả phiếu phổ thông ở bang ḿnh nhưng trên phạm vi toàn quốc, ông Trump thua đến tận hơn 2 triệu phiếu phổ thông trước đối thủ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Điều này đồng nghĩa với việc ông không phải là người đứng đầu trong việc có được sự tín nhiệm từ phía cử tri Mỹ.
Cuối cùng, yếu tố đóng vai tṛ quyết định thúc đẩy cử tri đoàn xem xét việc phủ quyết quyền Tổng thống của ông Trump là phát hiện có sự can dự của chính phủ nước ngoài vào cuộc bầu cử.
Theo bài viết ngày 25/11 trên tờ USA Today, Bộ An ninh Nội địa và Văn pḥng Giám đốc t́nh báo quốc gia Mỹ mới đây đă ban hành một tuyên bố chung thay mặt cho cộng đồng t́nh báo Mỹ (USIC) bao gồm 17 cơ quan, khẳng định rằng nước Nga đứng sau các cuộc tấn công vào hệ thống mạng của Mỹ.
Trước đó, trang web kiểm tra tính xác thực Politifact khẳng định bà Clinton đă đúng khi nói rằng có 17 cơ quan t́nh báo liên bang kết luận Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công mạng của Mỹ trong mùa bầu cử.
Cộng đồng USIC tin rằng chính phủ Nga đă chỉ đạo các cuộc tấn công mạng lấy cắp thư điện tử của các quan chức và cơ quan liên bang Mỹ, bao gồm các tổ chức chính trị nước này, sau đó phán tán lên các trang thông tin như DCLeaks, WikiLeaks… Cụ thể, một loạt email cá nhân của Chủ tịch chiến dịch tranh cử của bà Clinton ông John Podesta và Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ đă bị WikiLeaks tiết lộ chỉ một thời gian ngắn ngay trước ngày diễn ra tổng tuyển cử.
Phản ứng trước tuyên bố chung của các cơ quan t́nh báo, ông Trump cho rằng bà Clinton và chính phủ Mỹ “không hề biết ai là người đứng đằng sau những vụ tấn công mạng trên, kể cả đó là Nga, Trung Quốc hay bất kể một ai”.
Về phần ḿnh, Nga đă bác bỏ cáo buộc tấn công mạng nhằm vào bầu cử Mỹ. Ngày 8/10/2016, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh: "Cáo buộc này lại là một điều vô lư". Đồng thời, ông Peskov khẳng định, bản thân các trang web của Nga cũng phải hứng chịu hàng chục ngh́n lượt tin tặc tấn công mỗi ngày nhưng nước này chưa hề lên tiếng cáo buộc bất cứ bên nào.
Xem ra cuộc đua vẫn chưa ngă ngũ và người ta vẫn phải đợi xem ngày 19/12 tới các đại cử tri sẽ nghe theo kết quả lá phiếu phổ thông của bang ḿnh hay sẽ trở thành bức tường chặn lối vào Nhà Trắng của ông Trump? Nhưng dù sao thống kê của Trung tâm Lưu trữ quốc gia Mỹ cho thấy trong lịch sử “xứ cờ hoa”, hơn 99% đại cử tri bỏ phiếu đúng như những ǵ họ cam kết với đảng và quy định của bang ḿnh đại diện.
VietBF © sưu tập