Tổng thống Nga - ông Putin rất hi vọng sẽ có được tiếng nói chung khi ông Trump lên nắm quyền. Câu chuyện sẽ dễ dàng hơn trong cuộc chiến chống khủng bố tại Syria. Khi đó các chiến lược cũ không c̣n được tính đến, các chiến lược mới sẽ được chính quyền của Putin vạch ra rơ ràng hơn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Ngày 20.11, Tổng thống đương nhiệm của Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin đă gặp nhau bên lề Hội nghị thượng đỉnh kinh tế châu Á-Thái B́nh Dương (APEC) tại Peru. Cuộc gặp ngắn của 2 nhà lănh đạo tập trung vào hai vấn đề chính đă định h́nh quan hệ Nga - Mỹ và là nội dung chính trong các chương tŕnh nghị sự chung giữa 2 nước trong vài năm qua: Ukraine và Syria.
Tại cuộc gặp ông Obama nhấn mạnh, Ngoại trưởng John Kerry và Ngoại trưởng Sergey Lavrov cần tiếp tục theo đuổi các sáng kiến chung và cùng với cộng đồng quốc tế nỗ lực giảm bớt bạo lực và sự đau khổ của người dân Syria".
Trong khi đó, ông Putin nói rằng, "dù chỉ c̣n 2 tháng tại nhiệm, Tổng thống Obama vẫn nên nỗ lực t́m kiếm một giải pháp cho Syria". Theo những tuyên bố của ông Obama và ông Putin th́ dù cả 2 bên vẫn cảm thấy không tin cậy nhau, song chính quyền Nga và Mỹ đều có chung một nhu cầu để hợp tác với nhau.
Tuy nhiên, giới quan sát nhận định, cả Moscow và Washington đều không thực sự mong chờ bất cứ bước đột phá nào cho đến khi chính quyền mới của Donald Trump chính thức điều hành nước Mỹ.
"Trong những tháng cuối cùng, Obama sẽ bận rộn với việc bảo vệ các di sản của ông chứ không phải là hao tâm tổn sức vào một điều ǵ đó đặc biệt thách thức như Syria - vốn có thể khiến ông nhận lấy thêm một thất bại", nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Nga tiết lộ.
Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Nga Putin thực sự hy vọng chính quyền mới tại Nhà Trắng sẽ dành ưu tiên hàng đầu cho cuộc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa cực đoan cũng như bắt tay chặt chẽ với Nga để đạt được một thỏa thuận chung về Syria.
Cộng đồng chuyên gia Nga đang thảo luận về một loạt thỏa thuận tiềm năng giữa Nga và Mỹ, từ việc chia sẻ thông tin t́nh báo giữa các cơ quan của 2 nước để phối hợp trong các chiến dịch không kích khủng bố chung cho đến một chiến dịch quân sự chung nhắm vào Raqqa, thành tŕ của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) vào năm sau.
Theo giới chuyên gia, đó có thể là sự kiện ư nghĩa đánh dấu 210 năm quan hệ ngoại giao Nga - Mỹ mà Tổng thống Nga Putin và Tổng thống mới đắc cử của Mỹ đă thảo luận trong cuộc điện đàm cách đây một tuần.
Tuy nhiên, trong khi dư luận tỏ ra lạc quan về quan hệ Nga - Mỹ dưới thời Donald Trump, nhiều cơ quan truyền thông của Nga cũng như chính bản thân Tổng thống Nga Putin cũng tỏ thái độ thận trọng hơn.
"Chúng tôi đều biết có một khác biệt lớn - từ cam kết khi tranh cử cho đến chính sách thực sự", ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.
Ngoài ra khi được hỏi về một cuộc gặp trực tiếp giữa ông và ông Trump sau khi tỷ phú New York nhậm chức ông Putin nói: "Cuộc gặp có ư nghĩa cho cả đôi bên".
Trong khi đó, về phía Mỹ, có những nhân tố tiềm năng mang tính hệ thống có thể cản trở nỗ lực của ông Trump để "b́nh thường hóa quan hệ" với Nga và Moscow đang để mắt chặt chẽ tới các hoạt động gần đây của Quốc hội Mỹ khi ṿng trừng phạt mới về Syria đă được Thượng viện Mỹ thông qua đồng thời một dự luật chống lại Nga cũng được thảo luận tại Hạ viện nước này. Đối với Điện Kremlin, cả 2 sáng kiến trên là nhắm vạch ra "giới hạn đỏ" cho ông Trump khi muốn xích lại chính quyền Tổng thống Putin.