Bloomberg đưa tin, Trung Quốc triển khai dự án Forest City trị giá 100 tỉ USD ở Malaysia trải rộng trên 4 ḥn đảo nhân tạo. Với diện tích gấp 4 lần Công viên Trung tâm của New York và số căn hộ đủ cấp cho 700.000 người. Tuy nhiên chính dự án khủng này đă khiến nhà ở Malaysia rớt giá thảm hại.
Dự án chung cư hướng biển Danga Bay của Trung Quốc tại Malaysia, đă bán hết hơn 9.500 căn hộ.
Trong khi làn sóng mua nhà ào ạt của người Trung Quốc “thổi” giá bất động sản tại mọi ngóc ngách châu Âu, từ Vancouver đến Sydney, th́ cũng chính người Trung Quốc lại đẩy giá nhà tại Malaysia rớt thê thảm.
Quốc gia Đông Nam Á này đang chịu cảnh “ngập lụt” trong hàng trăm ngh́n căn hộ do chủ đầu tư Trung Quốc phát triển. Điển h́nh là dự án Forest City của công ty bất động sản Trung Quốc Country Garden tại thành phố Johor Bahru.
Forest City có quy mô choáng ngợp. Nó trải rộng trên 4 ḥn đảo nhân tạo, diện tích gấp 4 lần Công viên Trung tâm của New York, Mỹ (3,41km2).
Số căn hộ ở đây đủ phục vụ 700.000 người. Ngoài ra mọi tiện ích đều đầy đủ như tháp văn pḥng, công viên, khách sạn, trung tâm thương mại, trường học quốc tế. Tất cả hạng mục đều được phủ xanh.
“Những ông chủ Trung Quốc xây hàng ngh́n căn hộ mỗi lần, khiến ai ai cũng cảm thấy sợ hăi. Có chúa mới biết ai sẽ là người mua hết số căn hộ đó, quan trọng hơn là sau khi dự án hoàn thành th́ có ai vào đó ở không”, giám đốc đầu tư của công ty Malaysia Axis-REIT Managers nói.
Ông ước tính nếu các nhà đầu tư ngừng xây dựng ngay bây giờ, th́ cũng phải mất 10 năm nữa mới bán hết số căn hộ đang xây dở.
Khi quỹ đất ở Bắc Kinh và những thành phố khác cạn kiệt, doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc phải xuất ngoại t́m những vùng đất mới.
Thành phố Johor Bahru của Malaysia, tiếp giáp Singapore, là nơi được “chọn mặt gửi vàng”. Johor Bahru nằm ở vùng địa đầu phía Nam của lục địa châu Á. Khu vực xây Forest City nằm giữa đặc khu kinh tế có diện tích rộng gấp 3 lần Singapore.
Forest City trải rộng trên bốn ḥn đảo nhân tạo.
Hiện Country Garden đă bán được 8.000 căn hộ trong Forest City. Hàng ngh́n căn hộ của dự án làm ngập lụt thị trường, đă đẩy giá chung cư ở Johor Bahru giảm 1/3 trong năm 2015.
Tỷ suất lợi nhuận từ việc bán chung cư giảm từ 30% vài năm về trước xuống c̣n khoảng 20%. Một số nhà đầu tư c̣n phải giảm giá căn hộ thêm 20% để mong bán được hàng.
Ngoài Forest City, Country Garden c̣n tung ra thị trường một dự án chung cư hướng biển khác tên Danga Bay vào năm 2013, đă bán hết hơn 9.500 căn hộ.
Một số công ty bất động sản Trung Quốc nữa cũng đang đánh chiếm thị trường Malaysia như Greenland Group, với tổ hợp văn pḥng – căn hộ - trung tâm mua sắm trên diện tích 60 hecta ở Tebrau. Công ty Guangzhou R&F Properties cũng vừa khởi công dự án Princess Cove, quy mô 3.000 căn hộ.
Malaysia được doanh nghiệp xem như vùng đất hứa v́ chi phí sinh hoạt thấp, mà lại gần Singapore, chuyên gia tại công ty Knight Frank chỉ ra. Tuy nhiên ông tỏ ra nghi ngờ về khả năng tiêu thụ hết số căn hộ kể trên trong ṿng 5 năm tới.
Một thập kỷ trước, Malaysia quyết định noi gương thành công của Singapore bằng cách xây dựng khu Iskandar nối liền hai đất nước.
Iskandar học tập h́nh mẫu của Thâm Quyến – Hong Kong, một làng chài bé nhỏ lột xác thành cửa ngơ tài chính sầm uất bậc nhất châu Á chỉ trong ṿng 30 năm.
Giá nhà cao và chi phí sinh hoạt đắt đỏ tại Singapore đă đẩy nhiều công ty chuyển trụ sở về Iskandar. Nhiều thanh niên Singapore cũng thường xuyên ghé qua Iskandar để mua sắm và ăn uống.
[IMG]
[/IMG]
Tỷ trọng dự án bất động sản của các nước tại Iskandar.
“Công ty bất động sản Trung Quốc xem đây là một cơ hội. Nhiều người nói Iskandar ngày nay giống hệt Thâm Quyến 10 năm về trước”, chuyên gia tại CH Williams Talhar & Wong nói.
Giá của một căn hộ hai pḥng ngủ tại Forest City chỉ vào khoảng 181.400USD, bằng 1/5 giá căn hộ tương tự tại trung tâm Singapore.
Nguồn cung căn hộ khổng lồ nhanh chóng vượt quá cầu. Các công ty thậm chí phải điều máy bay chở khách từ Trung Quốc sang Malaysia xem nhà. Những chuyến xe trở khách du lịch Trung Quốc đi tham quan Forest City tràn ngập nhân viên “c̣ đất”.
Sự đổ bộ ồ ạt của các nhà đầu tư Trung Quốc khiến nhiều doanh nghiệp Malaysia và Singapore phải từ bỏ Iskandar.
“Các tay chơi Trung Quốc rất dày vốn, họ thường xây nhà số lượng lớn đón đầu nhu cầu. Quy mô dự án của chúng tôi chỉ như muối bỏ bể. Chúng tôi không thể cạnh tranh nổi”, Giám đốc công ty bất động sản Singapore Rowsley thừa nhận.
Therealtz © VietBF