Cách đây ít lâu, trên mạng xă hội, đă có hàng ngh́n lượt chia sẻ và hơn 450 ngàn người xem đoạn video được coi là nóng nhất ngày hôm nay. Đoạn clip đă ghi lại cảnh một người đàn ông Việt Nam mặc trang phục cờ đỏ sao vàng - màu của quốc kỳ Việt Nam Cộng sản. Người đàn ông này là doanh nhân Lê Đ́nh Hùng, ông xuất hiện trong trang phục trên khi đứng tại khu siêu thị Phước Lộc Thọ ở khu Bolsa, California, và bị nhiều người gốc Việt ở đó phản đối gay gắt. Vụ việc được cho là xảy ra vào gần trưa ngày 20/11.
![](http://vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=963377&stc=1&d=1479750177)
Doanh nhân Lê Đ́nh Hùng. (Ảnh: Facebook Le Dinh Hung)
Đoạn video dài gần 8 phút được đăng trên trang Facebook cá nhân được cho là thuộc về doanh nhân Lê Đ́nh Hùng, giám đốc Công ty vàng bạc đá quư Cửu Long. Ông Hùng viết trên trang này rằng ông muốn mặc áo có h́nh “cờ đỏ sao vàng” tại Nam Cali v́ ông “muốn trong ngoài ḥa hợp” và “muốn thấy t́nh yêu dân tộc”.
Tuy nhiên, theo diễn biến được ghi lại trong đoạn video, nhiều người gốc Việt mang cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng ḥa đă phản ứng dữ dội. Họ hô “Đả đảo Cộng sản” và đ̣i ông Hùng trở về Việt Nam.
Sau đó, cảnh sát địa phương đă xuất hiện để tránh cho ông Hùng bị gặp nguy hiểm trước đám đông những người phẫn nộ. Các h́nh ảnh cho thấy cảnh sát đă khám người ông Hùng rồi đưa ông lên xe cảnh sát rời đi. Cảnh sát đă hành động đúng mực và chuyên nghiệp.
Ông Hùng viết trên Facebook cá nhân vào đêm 20/11, giờ Mỹ, là ông đă lên đường về Việt Nam. VOA không thể liên lạc để phỏng vấn ông.
Một số người Mỹ gốc Việt cho rằng việc ông nhanh chóng rời Mỹ có thể v́ nhà chức trách địa phương thấy ông vi phạm quy định về visa du lịch và khép ông vào tội tiểu h́nh là “phá rối sự b́nh yên” chiểu theo luật California. Nếu đúng như vậy, ông Hùng có thể bị cấm quay lại Mỹ. VOA chưa thể kiểm chứng thông tin này.
Đă có hàng ngàn lời b́nh luận trên mạng xă hội về hành động của ông Hùng. Có nhiều người đặt vấn đề rằng ông Hùng cũng cần phải thử mặc áo in h́nh cờ của Việt Nam Cộng ḥa ở thành phố Hồ Chí Minh để thử xem phản ứng của người dân và cảnh sát địa phương xem liệu ông có được đối xử như ở Bolsa hay không.
Vụ việc cũng dấy lên những tranh luận nóng bỏng về vấn đề ḥa hợp, ḥa giải dân tộc sau khi Việt Nam thống nhất dưới sự cầm quyền của Đảng Cộng sản kể từ năm 1975.
Nhà văn Bruce Nguyễn ở Philadelphia phân tích về lư do tại sao nhiều người gốc Việt không thể chấp nhận lá cờ đỏ sao vàng:
“Các lá cờ đó đối với những người tị nạn chúng tôi nó mang lại vết đau. Nó là nỗi tủi nhục cho tổ quốc. Với người Việt [ở hải ngoại] cho đến ngày người ta qua đời không bao giờ họ coi đó là lá cờ tổ quốc hết. Nó không phải của lịch sử Việt Nam. Sự ra đời của nó tất cả là đường hướng ngoại lai”.
Từ Virginia, ông Nguyễn Anh Tuấn, 51 tuổi, nói với VOA:
“Tiếng Việt Nam ḿnh kêu ḥa hợp ḥa giải th́ thực sự khó khăn. Tại v́ với thế hệ trước qua đây sau năm 1975, chữ đó rất là vô nghĩa. Có thể là thế hệ sau này sinh sống tại Hoa Kỳ và quá khứ của chiến tranh nó cũng hơi quên lăng đi th́ cái chữ ḥa hợp ḥa giải mới có thể xảy ra.”
Ông Tuấn sang Mỹ năm 13 tuổi khi, theo như lời ông, gia đ́nh ông phải chạy tị nạn cộng sản. Ông nhận định rằng tuy chế độ chính trị ở Việt Nam khó thay đổi trong ngắn hạn, nhưng nếu Việt Nam trở nên thịnh vượng, tôn trọng luật pháp, đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho ḥa hợp ḥa giải. Ông nói:
“Đất nước Việt Nam ḿnh nếu có hai sự thay đổi rất là căn bản; cái thứ nhất là tôn trọng luật lệ, nếu mà luật lệ viết ra th́ chính quyền cũng phải tôn trọng luật lệ đó và người dân cũng phải đi theo luật lệ. C̣n cái thứ nh́ là sự tự trọng, phải sạch sẽ chút xíu. Tôi nghĩ nếu đất nước Việt Nam ḿnh có hai sự thay đổi đó, th́ người Việt Nam hải ngoại sớm muộn ǵ cũng cảm thấy là đất nước Việt Nam ḿnh muốn phồn thịnh trở lại th́ vấn đề ḥa hợp ḥa giải sẽ dễ dàng hơn. Về chính trị, nếu chính quyền lo cho dân, đưa luật lệ đàng hoàng và mọi người cũng tuân theo luật lệ th́ tôi nghĩ chính trị đất nước ḿnh cũng sẽ có sự thay đổi”.
Từ Việt Nam, nhà hoạt động thúc đẩy dân chủ Huỳnh Ngọc Chênh lưu ư rằng lịch sử Việt Nam ghi dấu sự thù hằn lâu năm giữa những người cộng sản trong nước với những người Việt chạy tị nạn sau năm 1975 khi Việt Nam Cộng ḥa sụp đổ.
Ông nói sau chiến thắng của ḿnh, những người cộng sản “không ch́a bàn tay khoan dung” mà “truy tận cùng” những người bại trận, gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đoàn kết dân tộc.
Ông cho rằng điều quan trọng nhất để đạt được ḥa hợp ḥa giải là nhà nước Việt Nam “phải nhận lỗi” về nhiều việc xảy ra sau năm 1975 và thể hiện sự bao dung.