Vietbf.com - Việc Donald Trump muốn Mỹ rút khỏi hiệp định TPP sẽ có những tác động lớn đối với t́nh h́nh của châu Á - Thái B́nh Dương. Mỹ có thể sớm mất vị trí chi phối ở khu vực, khiến Chính phủ Trung Quốc có thể vui mừng, và cũng như Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe nói TPP "sẽ vô nghĩa nếu thiếu đi Mỹ".
Hiệp định TPP mất hơn 1 thập niên đàm phán căng thẳng (Ảnh: CBC)
Trung Quốc không tham gia TPP, và Tổng thống Obama đă nhắc nhở khu vực rằng điều này không phải là t́nh cờ. TPP cho phép Mỹ - chứ không phải các quốc gia như Trung Quốc - thiết lập các quy định trong thế kỷ 21, điều đặc biệt quan trọng tại một khu vực năng động như châu Á-Thái B́nh Dương.
Không chỉ là các quy định về thương mại, TPP c̣n là “hạt nhân” trong chính sách “xoay trục” sang châu Á của chính quyền tổng thống Obama. Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter từng nói rằng, cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ, TPP cũng giúp tăng cường các mối quan hệ then chốt của Washington tại châu Á-Thái B́nh Dương, chứng tỏ cam kết của Mỹ với khu vực và thúc đẩy các giá trị Mỹ.
“Đối với tôi, việc phê chuẩn TPP cũng quan trọng như có một tàu sân bay thứ hai”, ông Carter nói.
Không có ǵ ngạc nhiên khi Trung Quốc xem chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á, và TPP trong đó, là một kế hoạch b́nh phong nhằm kiềm chế sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc. Ngay cuối tuần qua, hăng thông tấn chính thức của Trung Quốc đă miêu tả TPP là “cánh tay kinh tế trong chiến lược địa chính trị của chính quyền Obama nhằm đảm bảo rằng các quy định của Washington là tối thượng trong khu vực”.
Nhưng tỷ phú Donald Trump đă giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ một phần nhờ sự gia tăng phản đối của cử tri đối với toàn cầu hóa và các thỏa thuận thương mại. Những người bỏ phiếu cho ông Trump sẽ coi cam kết của ông nhằm rút khỏi TPP ngay trong ngày đầu nhậm chức là tôn trọng các cam kết trong chiến dịch tranh cử. Dân chủ là vậy.
Nhưng một quốc gia cũng có các cam kết quốc tế.
Thỏa thuận thương mại mà ông Trump sẽ rút chính là thỏa thuận mà người tiền nhiệm của ông đă thúc đẩy và mất nhiều năm hối thúc các đồng minh làm vậy. Bắc Kinh giờ đây sẽ khuyến khích các quốc gia châu Á so sánh độ tin cậy của các cam kết từ Trung Quốc với các cam kết của Mỹ.
Trung Quốc sẽ hưởng lợi
Chủ tịch Trung Quốc đă kêu gọi các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ tại thượng đỉnh APEC ở Peru hồi cuối tuần qua (Ảnh: AFP)
Bắc Kinh sẽ nói rằng Mỹ là cường quốc châu Á khi nước này muốn, trong khi Trung Quốc là cường quốc không bao giờ mất đi. Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long từng thẳng thắn cảnh báo trong một chuyến thăm Washington hồi tháng 8 rằng TPP thử thách “danh tiếng của Mỹ với các đối tác trong khu vực”.
Theo ông Lư Hiển Long, mỗi quốc gia thành viên tham gia TPP đă phải vượt qua các trở ngại để đi tới bàn đàm phán và nhất trí về thỏa thuận này. “Nhưng nếu cuối cùng, khi mọi người đang chờ đợi tại nhà thờ, cô dâu lại không đến, tôi nghĩ mọi người sẽ rất buồn”.
Giờ đây các nhà ngoại giao Mỹ không thể có hai cách nói tại châu Á. Sau khi nói với các đối tác rằng thúc đẩy TPP là tăng cường vai tṛ lănh đạo của Mỹ trong khu vực, giới chức Mỹ đứng trước một kết luận rơ ràng là việc rút khỏi TPP sẽ làm suy yếu vai tṛ của Mỹ. Và trong khoảng trống lănh đạo này, Trung Quốc sẵn sàng thế chân.
Tại thượng đỉnh APEC ở Peru hồi cuối tuần qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă nói với các lănh đạo khu vực rằng đă đến lúc phải thúc đẩy các mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, các giải pháp cùng có lợi và các sáng kiến chiến lược.
Trung Quốc sẽ không đóng cảnh cửa với thế giới bên ngoài, mà sẽ mở cửa rộng hơn.
Giới chức đi cùng Chủ tịch Tập Cận B́nh không bỏ lỡ thời gian để thúc đẩy thảo luận về các thỏa thuận thương mại bớt tham vọng hơn mà Bắc Kinh hậu thuẫn, như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hay Khu vực Thương mại Tự do của châu Á-Thái B́nh Dương (FTAAP).
Về những động thái về vai tṛ lănh đạo thương mại này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang thúc đẩy chiến lược “Một vành đai, một con đường”, một dự án kéo dài nhiều năm và đầu tư nhiều tỷ USD nhằm thúc đẩy thương mại, đầu tư và ảnh hưởng chiến lược của Trung Quốc khắp châu Á, bên cạnh việc cấp vốn cho các tổ chức cho vay phát triển mới, như Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB).
Trong bất kỳ cái nh́n tổng thể nào về một cuộc cạnh tranh quyền lực ở châu Á, việc Mỹ rút khỏi TPP mang lại lợi ích chiến lược cho Trung Quốc, nhưng không chỉ v́ mất một hiệp định tự do được Mỹ ủng hộ hay một trụ cột trong chính sách xoay trục chiến lược sang châu Á.
Tuyên bố rút khỏi TPP đi trúng vào tâm của t́nh trạng không rơ ràng về các kế hoạch của Mỹ dưới thời tổng thống Trump. Liệu Mỹ vẫn định thúc đẩy một hệ thống dựa trên các quy định hội nhập và công bằng? Liệu quan điểm “đặt nước Mỹ lên hàng đầu” của ông Trump có đồng nghĩa với việc thay thế cam kết chủ nghĩa quốc tế hợp tác bằng một định nghĩa hẹp hơn về lợi ích quốc gia của Mỹ, dựa trên sự cạnh tranh?
Nếu quyết định về TPP cho thấy sự dịch chuyển sang câu hỏi thứ hai, các đồng minh của Mỹ tại châu Á giờ đây sẽ phải chờ đợi các tuyên bố của ông Trump về an ninh với sự lo ngại lớn hơn.
Cần hỏi thẳng rằng, liệu c̣n có thể tin rằng Mỹ sẽ trợ giúp các đồng minh châu Á nếu các quốc gia này bị một Trung Quốc đang mạnh lên đe dọa? Dù câu trả lời có thế nào, sự thật là các đồng minh của Mỹ đang đặt câu hỏi đă là một tin tốt cho Trung Quốc.
Và Trung Quốc vui bởi những ǵ ông Trump tuyên bố và không tuyên bố. Trong khi phác thảo kế hoạch cho những ngày đầu tiên sau khi nhậm chức, ông Trump không đề cập tới những cảnh báo ông từng đưa ra trong chiến dịch tranh cử như liệt Trung Quốc là nước chi phối tiền tệ hay đánh thuế cao đối với hàng hóa Trung Quốc.
Sự im lặng của ông Trump về các cảnh báo trên và những thông tin buồn với TPP, một hiệp định mà Trung Quốc “dị ứng”, th́ hôm qua là một ngày có nhiều tin vui cho Trung Quốc.