Từ khi lên chức Thủ tướng Ấn Độ, ông đă đem lại nhiều thành công cho đất nước. Thành công nhất là ông dùng chính sách đối ngoại để tạo ḷng tin của thế giới đối với nền kinh tế Ấn Độ. Giờ đây Ấn Độ trở thành nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
Hăng Bloomberg ngày 15/11 cho hay, Thủ tướng Modi chủ động thực hiện các nỗ lực và tập trung vào phát triển mối liên hệ kinh tế kể từ khi lên nắm quyền, nhằm làm ḥa dịu mâu thuẫn ở biên giới với Trung Quốc và Pakistan.
Chính sách đối ngoại của Modi là thông điệp cho thấy Ấn Độ cởi mở với các đề nghị hợp tác.
Harsh Pant, giáo sư về quan hệ Quốc tế tại Học viện Nhà vua London (Anh) đánh giá: "Rất rơ ràng, Thủ tướng Modi luôn nỗ lực lợi dụng chính sách đối ngoại để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước. Đây là bước chuyển biến quan trọng của Ấn Độ trong việc kết nối với thế giới."
Tuy nhiên, đến nay khi ông Narendra Modi bước vào năm thứ ba của nhiệm kỳ, cách tiếp cận này dường như đang thay đổi.
Tỉ lệ Tăng trưởng kinh tế trên 7%, cùng việc Quốc hội thông qua thuế dịch vụ và hàng hóa "mang ư nghĩa quan trọng", Thủ tướng Modi đang ra dấu cho một chính sách đối ngoại cứng rắn hơn.
"Ông Modi đă thành công trong việc thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài. Điều này đă cho ông thêm không gian để xoay chuyển và leo thang chính sách ngoại giao nhằm vào Trung Quốc và Pakistan," Sasha Riser-Kositsky – chuyên viên phân tích rủi ro chính trị thuộc Eurasia Group - cho hay.
Ông Modi gặp Chủ tịch Trung Quốc tập cận b́nh ở hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6/2016. (Ảnh: PTI)
Cứng rắn với Trung Quốc
Theo Bloomberg, cho đến nay nỗ lực "ch́a cành ô liu" của New Delhi đối với Trung Quốc và Pakistan về cơ bản đă thất bại. Khi nền kinh tế phát triển bền vững, Thủ tướng Modi buộc phải trở nên cứng rắn với các đối thủ.
Ashok Malik, nhà phân tích nổi tiếng của Quỹ Observer Research ở New Delhi, nói rằng có nhiều dấu hiệu cho thấy Modi đang ngày càng mất kiên nhẫn với Trung Quốc.
Hồi tháng 8, Thủ tướng Ấn Độ mượn bài phát biểu nhân ngày độc lập để tỏ sự ủng hộ đối với các nhóm chủ trương ly khai ở các tỉnh Balochistan và Gilgit-Baltistan. Hai khu vực này đều nằm trên hành lang kinh tế trị giá 46 tỉ USD của Trung Quốc.
Những vẫn phải duy tŕ thế cân bằng
Ông Narendra Modi đă có những động thái đối đầu với ḍng tiền đầu tư của Bắc Kinh vào Nam Á, bao gồm việc thông qua gói tín dụng 2 tỉ USD cho Bangladesh và nỗ lực củng cố quan hệ với Sri Lanka.
Thủ tướng Ấn Độ hiểu rằng trong mọi giới hạn, ông đều không được phép để căng thẳng với Bắc Kinh hay Pakistan vượt tầm kiểm soát.
Sameer Patil, nhà nghiên cứu của trung tâm Gateway House ở Mumbai, đánh giá Trung Quốc là đối tác lớn nhất của New Delhi. Quy mô thương mại hai chiều hàng năm của hai nước lên tới 74.9 tỉ USD.
V́ thế, Modi đă yêu cầu các đồng nghiệp trong chính phủ ủng hộ ông duy tŕ các lựa chọn chính sách "mở", qua đó giảm thiểu các rủi ro mà thái độ cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh có thể mang lại.
"Họ (chính phủ Ấn Độ) nhận ra những lợi ích của Ấn Độ liên hệ với Trung Quốc, và những rủi ro của leo thang căng thẳng với Trung Quốc," Patil nói. "Thủ tướng Modi dựa vào đó để tính toán các chính sách của ḿnh".
Therealtz © VietBF