Tập Cận B́nh tiếp tục 'thay máu' nhân sự trước thềm Đại hội XIX. Những gương mặt thân tín với ông ta tiếp tục được đưa vào những vị trí quan trọng. Những lănh đạo chóp bu của Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông được cho là 3 vị trí trấn thủ cho Trung Quốc.
Ngay khi Hội nghị trung ương VI đảng cộng sản trung quốc (24-27/10) vừa kết thúc, dư luận Trung Quốc đă liên tục đưa ra suy đoán về việc điều động nhân sự cấp cao tại ba địa phương quan trọng gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Đông.
Theo thông lệ ĐCSTQ, ba lănh đạo đứng đầu ba tỉnh, thành phố kể trên đều là Ủy viên Bộ chính trị. Nếu thông tin thay đổi nhân sự trên được xác thực, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cục diện chung của Bộ chính trị Trung Quốc tại Đại hội khóa XIX được diễn ra vào mùa thu năm 2017.
Gần đây, một số nguồn thạo tin tiết lộ, Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa có thể sẽ được bổ nhiệm vị trí Bí thư thành ủy Thượng Hải.
Bí thư tỉnh ủy Quư Châu Trần Mẫn Nhĩ sẽ tiếp quản vị trí của Hồ Xuân Hoa ở Quảng Đông và Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang Hạ Bảo Long sẽ "nhập kinh" nắm quyền Bí thư thành ủy Bắc Kinh.
Bắc Kinh - "quyền trượng" kinh đô
Đóng vai tṛ đầu năo chính trị trên chính trường Trung Quốc, chức danh Bí thư thành ủy Bắc Kinh không chỉ có vị trí đặc thù hơn hẳn so với chức vụ Bí thư tại các địa phương mà c̣n trực tiếp quyết định ứng viên Ủy viên Bộ chính trị khóa 19.
Và trước t́nh h́nh Bí thư thành ủy Bắc Kinh đương nhiệm Quách Kim Long (sinh năm 1947) sắp về hưu th́ vấn đề ai sẽ trở thành người kế nhiệm Quách là một trong những điểm quan tâm hàng đầu trên chính trường Trung Quốc.
Theo Đa chiều (Mỹ), từ đầu năm 2016, giới phân tích đă liên tục đưa ra suy đoán, Hạ Bảo Long sẽ tiếp quản vị trí đứng đầu Bắc Kinh. Nếu đúng, Hạ sẽ gia nhập tầng lớp lănh đạo cấp cao, trở thành một trong 25 Ủy viên Bộ chính trị khóa XIX.
Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang Hạ Bảo Long. (Ảnh: Internet)
Giới quan sát nhận định, Hạ Bảo Long được cho là thân tín, làm việc trực tiếp dưới quyền của Chủ tịch tập cận b́nh giai đoạn 2003 - 2007 khi ông Tập c̣n là Bí thư tỉnh ủy Chiết Giang.
Tờ Reuters (Anh) năm 2014 từng tiết lộ, sau khi ông Tập được điều chuyển về Thượng Hải (2007), do vị trí địa lư liền kề cũng như sự gắn kết mật thiết trong trong lĩnh vực kinh tế giữa Thượng Hải và Chiết Giang nên hai ông Tập và Hạ thường xuyên có các cuộc tiếp xúc trao đổi.
Hay như, sau khi hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra từ 4-5/9 tại Hàng Châu kết thúc, nhà lănh đạo Trung Quốc đă biểu dương công tác chuẩn bị chu đáo cho hội nghị của lănh đạo Chiết Giang.
Một số ư kiến cho rằng, sự biểu dương của ông Tập một phần dành cho Hạ Bảo Long. Đây được cho là một trong những nhân tố quan trọng giúp Hạ "nhập kinh".
Thượng Hải - Trung tâm tài chính quan trọng
Truyền thông Hồng Kông (Trung Quốc) mới tiết lộ, những động thái "thay đổi h́nh tượng" gần đây của Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa như cắt nhuộm tóc, tăng cường tiến hành khảo sát các địa phương... dường như đang phát đi tín hiệu ông sẽ bước lên một tầm cao mới.
Thuộc thế hệ lănh đạo 6x (những người sinh trong thập niên 1960) của Trung Quốc, Hồ Xuân Hoa - người từng nhận được sự đề bạt của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng như sự trọng dụng của Chủ tịch Tập Cận B́nh - luôn được đánh giá có thể trở thành Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị khóa XIX.
Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Hồ Xuân Hoa. Ảnh: (Reuters/VCG)
Trước đó, một số nguồn tin tiết lộ, Hồ Xuân Hoa sẽ được bổ nhiệm chức danh Bí thư thành ủy Thượng Hải thay cho Hàn Chính.
Với những thành tích kinh tế, chống tham nhũng ấn tượng vượt qua cả người tiền nhiệm Uông Dương - hiện đang là Phó thủ tướng Quốc vụ viện - trong thời gian nắm quyền tại Quảng Đông, khả năng Hồ Xuân Hoa được đề bạt thăng chức là điều không khó nhận ra.
Quảng Đông - Cửa ngơ quan trọng phía Nam
Quảng Đông được coi là trung tâm kinh tế quan trọng, luôn luôn đi đầu trong các chiến lược cải cách mở cửa của chính quyền Trung Nam Hải và đóng vai tṛ then chốt trên chính trường Trung Quốc.
Do đó, kinh nghiệm khi nắm giữ vị trí đầu tàu tại "cửa ngơ trọng yếu phía Nam" luôn giúp lư lịch của các lănh đạo cấp cao Trung Quốc ghi điểm.
Nếu Hồ Xuân Hoa thực sự rời Quảng Đông th́ người kế nhiệm ông phải có bề dày kinh nghiệm về lĩnh vực kinh tế nhằm phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn của ĐCSTQ.
Một số nguồn thạo tin cho hay, Bí thư tỉnh ủy Quư Châu Trần Mẫn Nhĩ - người đóng góp thành công vào sự tăng trưởng GDP của địa phương phía Tây Nam Trung Quốc đă được nhắm vào vị trí quan trọng này.
Bí thư tỉnh ủy Quư Châu Trần Mẫn Nhĩ. Ảnh: Internet
Trần Mẫn Nhĩ đă biết đến là thân tín của Chủ tịch Tập Cận B́nh khi người đứng đầu Trung Nam Hải c̣n nắm quyền tại Chiết Giang giai đoạn 2002 - 2007.
Giới phân tích đánh giá, Trần Mẫn Nhĩ rất thành công trong việc giúp ông Tập "định h́nh", tuyên truyền các quan điểm, học thuyết, lư luận chính trị của ḿnh cho quan chức trung cấp toàn tỉnh Chiết Giang.
Cụ thể, Trần là một trong những người vạch kế hoạch và triển khai "Chi Giang Tân Ngữ" - chuyên mục hàng đầu của tờ Chiết Giang Nhật báo.
Trần Mẫn Nhĩ được đánh giá là người hiểu rơ nhất về tư tưởng, đường lối của ông Tập và là một nhân vật "sáng giá" trong "thế hệ lănh đạo thứ 6" của Trung Quốc.
Tạp chí The Diplomat (Nhật Bản) từng phân tích, sự hiểu biết của Trần Mẫn Nhĩ đối với tư tưởng lănh đạo của ông Tập là ưu thế vượt trội của ông này trong cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh khác trên chính trường Trung Quốc.
Therealtz © VietBF