VBF-Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về tính cách bốc đồng và bạo mồm bạo miệng của vị TT Mỹ Trump.Nên chính v́ thế mà nhiều chuyên gia đều có quan điểm cho rằng nguy cơ ông phát động chiến tranh hạt nhân nguyên tử là rất đáng lo lắng. Hy vọng những quyết sách của ông sẽ chỉ mang lại ḥa b́nh cho TG dù đó là 1 giấc mơ mong manh.
Những quyền hạn chiến tranh của tổng thống
Quyền hạn tiến hành chiến tranh của tổng thống Mỹ khá phong phú. Quan trọng nhất, tổng thống Mỹ có thể tiến hành các hành động quân sự mà không cần sự cho phép nào từ quốc hội, mặc dù nghị quyết quyền lực chiến tranh từ năm 1973 quy định tổng thống phải rút quân đội khỏi lănh thổ nước ngoài trong ṿng từ 60 đến 90 ngày trừ khi quốc hội cho phép tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, không một tổng thống nào, bao gồm cả Barack Obama, không yêu cầu sự cho phép từ quốc hội, đồng nghĩa với việc chấp nhận tính hợp hiến của giới hạn 60 - 90 ngày.
Theo giải thích của cơ quan hành pháp, hầu hết các cuộc xung đột mà Mỹ tham gia không vượt qua ngưỡng cho phép của Hiến pháp. Thật vậy, Mỹ đă không tuyên chiến từ năm 1942 và đến khi Tổng thống Harry Truman quyết định triển khai quân đội tới Triều Tiên vào năm 1950, ông đă tạo ra quyết định đầu tiên về khởi đầu chiến sự ở nước ngoài. Vào cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, quyền lực của các cơ quan hành pháp cho phép tổng thống có thể tiến hành chiến tranh ở nước ngoài mà không cần sự cho phép của quốc hội, ngay cả khi Mỹ không phải đối mặt với mối đe dọa thực tế hoặc sắp xảy ra với an ninh quốc gia.
Dù thích hay không, Tổng thống Donald Trump cũng sẽ có tiếng nói lớn đối với các vấn đề chiến tranh và ḥa b́nh trong 4 năm tới.
Tuy nhiên, dù Trump có thể đẩy Mỹ vào một cuộc chiến tranh, th́ Quốc hội vẫn có thể cắt đứt quỹ tài trợ cuộc chiến nếu họ tin rằng tổng thống đă qua mặt họ hoặc sự tham chiến đó không nằm trong lợi ích của nước Mỹ. Chiến tranh hiện đại thường rất tốn kém và luôn luôn yêu cầu sự tài trợ đặc biệt từ cơ quan lập pháp. Nếu quốc hội phản đối hành động quân sự, họ có thể từ chối thông qua đạo luật tài trợ cuộc phiêu lưu quân sự của tổng thống hơn là tích cực tham gia dự luật, dẫn đến việc giảm quy mô quân đội hoặc giảm ngân sách quốc pḥng. Do đó, quyền hạn chiến tranh về lâu dài của Trump sẽ phụ thuộc vào việc ông sẽ làm việc với phần đông đảng Cộng ḥa tại cả Hạ viện và Thượng viện như thế nào.
Kịch bản tồi tệ nhất
Câu hỏi về chiến tranh và ḥa b́nh dưới thời tổng thống Trump trở nên cấp bách hơn bao giờ khi bàn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Hồi mùa hè, một người dẫn chương tŕnh của Mỹ khẳng định rằng Donald Trump nhiều lần hỏi chuyên gia chính sách ngoại giao tại sao Mỹ sở hữu vũ khí hạt nhân mà lại không sử dụng, tuy nhiên, Trump đă phủ nhận tính xác thực của câu chuyện. Tổng thống Obama nhiều lần tuyên bố ông sẽ không tin tưởng Trump trong vấn đề mă khởi động hạt nhân dành cho tên lửa đạn đạo liên lục địa. Thay v́ được hướng dẫn bởi suy nghĩ thận trọng và hợp lư khi đưa ra quyết định có thể lấy đi mạng sống của hàng triệu người, sự bốc đồng có thể làm lu mờ khả năng phán đoán của tổng thống mới đắc cử, dẫn đến một vụ thảm sát hạt nhân.
Trong khi Trung Quốc (hoặcTriều Tiên) có thể tấn công Mỹ bằng vũ khí hạt nhân, th́ một cuộc xung đột hạt nhân với Nga là mối nguy hiểm lớn nhất cho chiến lược chiến tranh hạt nhân hiện nay của Mỹ.
Theo một kịch bản giả định được đưa ra hồi tháng 8, hai chuyên gia Jeffrey Lewis và Dave Schmerler cho rằng Tổng thống Trump có không đến 8 phút từ cuộc gọi đầu tiên tới Nhà Trắng cho đến giây phút cuối cùng ông có thể hành động và quyết định bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa mang đầu đạn bị hạt nhân trước khi tên lửa Nga bắt đầu phát nổ trên đất Mỹ và phá hủy các hầm chứa tên lửa của Mỹ. trong một kịch bản như vậy, lựa chọn của tổng thống có giới hạn và thực tế là không có thời gian cho các cuộc thảo luận.
"Hệ thống này được thiết kế cho tốc độ và quyết đoán, không phải để tranh luận về quyết định", Tướng về hưu Michael Hayden cho biết trong một cuộc phỏng vấn.
Như vậy, rơ ràng bất kỳ tổng thống nào cũng không có thời gian để thảo luận trước khi đưa ra quyết định có thể giết chết hàng triệu người.
Tuy nhiên, do quy mô và sự đa dạng của các kho vũ khí hạt nhân Mỹ, Nga sẽ không thể thành công trong việc giánh đ̣n "knock-out" với Mỹ và phá hủy các hầm chứa tên lửa, bom hạt nhân và các tàu ngầm tên lửa đạn đạo. Ngoài ra, cũng không có chính sách nào của Mỹ yêu cầu tổng thống phải khởi động kịp thời vũ khí hạt nhân để trả đũa sau khi xác nhận một cuộc tấn công hạt nhân của Nga. Trump có thể chọn, nhưng không cần thiết phải ra lệnh phát động cảnh báo. Tổng thống Trump, nếu vẫn c̣n sống sau cuộc tấn công hạt nhân giả định của Nga, sẽ phải cân nhắc với đội ngũ an ninh quốc gia của ḿnh về việc liệu có khởi động cuộc tấn công trả đũa hay không. Rất khó để đánh giá ông sẽ phản ứng như thế nào trong t́nh huống như vậy và liệu ông có dựa vào đội ngũ an ninh quốc gia giàu kinh nghiệm để xây dựng một phản ứng tương xứng hay không?
Tại thời điểm này, chính sách quốc pḥng của Trump vẫn c̣n là một điều bí ẩn và không ai dự đoán được ông sẽ phản ứng thế nào trong trường hợp có chiến tranh. Quá nhiều tuyên bố của ông mâu thuẫn với nhau. Tổng thống Trump sẽ làm tốt, tuy nhiên, nên nhớ rằng nếu quyết định tham gia vào các cuộc xung đột quân sự, ông cần phải có một kế hoạch rơ ràng trong việc làm thế nào để cuối cùng có thể "rút chân" khỏi cuộc chiến đó.
|