Một tờ báo lớn của Trung quốc mới đây lớn tiếng đe doạ Ấn Độ.Nếu Ấn Độ hợp tác cùng Nhật BẢn trên biển Đông để đối đầu với Trung quốc.Ấn Độ sẽ là nước phải gánh chịu hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 9/11, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đă lớn tiếng cảnh báo Ấn Độ sẽ phải “gánh chịu hậu quả” trong quan hệ thương mại song phương với Bắc Kinh nếu New Delhi dính líu vào tranh chấp ở Biển Đông.
“Ấn Độ nên thận trọng với khả năng bị lôi kéo vào các tranh chấp, có thể khiến nước này trở thành quân tốt của Mỹ và chịu những hậu quả nặng nề, đặc biệt là về quan hệ thương mại và kinh tế với Trung Quốc”, tờ Thời báo Hoàn Cầu trắng trợn đe dọa Ấn Độ.
Trong tuần này, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi có chuyến thăm tới Nhật Bản và dự kiến sẽ ra một tuyên bố chung với Tokyo yêu cầu Trung Quốc tuân thủ phán quyết Biển Đông của Ṭa trọng tài thường trực (PCA) hồi tháng 7 vừa qua, trong đó bác bỏ yêu sách phi lư “đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông.
Nhắc tới chuyến thăm trên của ông Modi, Thời báo Hoàn cầu nói rằng “Ấn Độ và Trung Quốc chỉ nên tập trung vào giải quyết các vấn đề như cân bằng quan hệ thương mại” và “Ấn Độ sẽ không được lợi lộc ǵ khi cân bằng Trung Quốc thông qua Nhật Bản” v́ điều đó sẽ dẫn tới “nghi ngờ giữa New Delhi và Bắc Kinh”.
Tờ báo trên c̣n gay gắt cho rằng Ấn Độ không phải một bên liên quan tới tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông nhưng luôn chú ư tới bất kỳ hoạt động nào ở khu vực này để “trả thù việc Bắc Kinh không đồng ư cho Ấn Độ vào nhóm Các nhà cung cấp hạt nhân (NSG).
Biển Đông là mối quan tâm lớn đối với Ấn Độ bởi 50% lượng hàng hóa thương mại của New Delhi đều đi qua con đường hàng hải huyết mạch ở khu vực này. V́ thế, Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, khẳng định lập trường ủng hộ trật tự toàn cầu trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và phản đối những hành động đơn phương sau khi PCA ra phán quyết.
Quan hệ song phương Ấn Độ - Trung Quốc đă xấu đi đáng kể do những căng thẳng ở biên giới hai nước và việc Trung Quốc không ủng hộ Ấn Độ gia nhập nhóm Các nhà cung cấp hạt nhân, ngoài ra việc gia tăng hợp tác quân sự của Bắc Kinh ở khu vực Nam Á là điều khiến New Delhi luôn phải theo dơi với ánh mắt ngờ vực.