Hàng loạt các thách thức sẽ xảy ra cho Châu Á trước mối đe dọa khi Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ. Hàng rào thuế sẽ được dựng lên với Trung Cộng, ḍng chảy kinh tế thế giới có thể bị lũng loạn. Trước t́nh h́nh đó, cả Châu Á đang lo lắng và đặt ra hàng loạt giả thuyết để chuẩn bị.
Donald Trump làm Tổng thống Mỹ báo hiệu tương lai ảm đạm với khu vực châu Á.
Theo Bloomberg, nguyên nhân là do trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Trump luôn lấy chủ nghĩa bảo hộ làm trọng tâm.
Tỷ phú Mỹ muốn áp đặt hàng rào thuế quan đánh vào hàng hóa Trung Quốc, cáo buộc nền kinh tế lớn thứ hai thế giới “thao túng tiền tệ”.
Chính sách của Trump không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu Trung Quốc mà c̣n có thể thổi bùng lên một cuộc chiến thương mại, trong trường hợp Bắc Kinh đáp trả. Khi đó, rắc rối sẽ lan sang cả các nền kinh tế châu Á khác.
Hiệp định thương mại tự do châu Á-Thái B́nh Dương (TPP) đang trở nên mong manh hơn bao giờ hết sau chiến thắng của ông Trump. Ḍng chảy thương mại chậm lại và bất ổn gia tăng cũng đồng nghĩa với đầu tư và tăng trưởng suy yếu. Tiếp theo đó là các biện pháp kiểm soát làn sóng lao động, nguy cơ ḍng vốn bị rút về Mỹ và những mối lo ngại khác.
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
“Sẽ có những thay đổi lớn trong mối quan hệ thương mại và an ninh giữa Mỹ và khu vực châu Á, nhiều khả năng đó là những thay đổi tiêu cực”, chuyên gia kinh tế của Morgan Stanley nhận định.
Nhắm vào Trung Quốc với hàng rào thương mại có thể khiến cho các nhà hoạch định chính sách Bắc Kinh phải phản ứng lại hoặc chấp nhận xuất khẩu sụt giảm, theo chuyên gia kinh tế của tập đoàn Goldman Sachs. Đồng Nhân dân tệ yếu đi sẽ khiến ḍng vốn bị rút ra khỏi Trung Quốc tăng mạnh, gây áp lực lên dự trữ ngoại hối và nền kinh tế Bắc Kinh rơi vào t́nh trạng cạn tiền.
Khảo sát của công ty Nomura Holdings Inc cho biết, các nhà đầu tư đă liệt kê ra một danh sách dài những nỗi lo dưới thời Tổng thống Donald Trump, từ xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại cho tới mối đe dọa đối với an ninh khu vực. Châu Á được đánh giá là khu vực rủi ro thứ hai, chỉ sau Mexico.
Châu Á chịu ảnh hưởng lớn thứ hai chỉ sau khu vực Mỹ Latin.
Trong báo cáo của Nomura, 77% số người được hỏi dự đoán Mỹ sẽ cáo buộc Trung Quốc thao túng đồng nội tệ, 75% dự đoán Trump sẽ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chỉ có 37% nghĩ rằng tỷ phú Mỹ sẽ giữ đúng cam kết xây bức tường dọc biên giới với Mexico.
Nỗi lo của nhà đầu tư không phải là không có cơ sở. Châu Á là trung tâm sản xuất của thế giới. Nhiều quốc gia có nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu, đang đứng trước nhiều rủi ro nếu các rào cản thương mại chính thức có hiệu lực.
Sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Philippines là những quốc gia có khả năng chịu ảnh hưởng trực tiếp. Hàn Quốc phải đối mặt với rủi ro từ 2 phía: Trump đă phản đối hiệp định tự do thương mại Hàn-Mỹ, cho rằng hiệp định này khiến gần 100.000 việc làm ở Mỹ bị mất. Ông Trump cũng hứa sẽ buộc Hàn Quốc phải chi trả ṣng phẳng cho những thỏa thuận quân sự với Mỹ.
Philippines là quốc gia mất nhiều nhất ở Đông Nam Á khi ông Trump làm Tổng thống Mỹ.
Philippines đối mặt với nguy cơ từ quan điểm hạn chế người nhập cư của ông Trump. Mỹ hiện là điểm đến của 35% người Philippines đang làm việc ở nước ngoài. Công ty Nomura ước tính rằng lượng tiền gửi về từ Mỹ chiếm 31% tổng lượng kiều hối của Philippines. Đây cũng là nguồn thu ngoại tệ chính của nước này.
Cam kết mang việc làm trở về Mỹ của Trump đe dọa ngành gia công phần mềm Philippines. Hiện hầu hết khách hàng của ngành này đang là các doanh nghiệp Mỹ, ước tính đóng góp 9% GDP của nước này.
Những dự báo của giới phân tích chỉ dựa trên cam kết của ông Trump khi tranh cử. Nhưng tương lai khu vực châu Á rơ ràng đứng trước nhiều rủi ro, một khi tân Tổng thống Mỹ Donald Trump lên nắm quyền.