Hàng hóa tiêu dùng của Trung Quốc đang bị cả thế giới tẩy chay v́ chứa nhiều độc tố, giả dối trong kinh doanh. Vừa rồi Indonesia bắn thử tên lửa của Trung Quốc cũng bị thất bại, tên lửa không đánh trúng mục tiêu khiến các nước e ngại. Vũ khí Trung Quốc nguy cơ bị các nước quay luwg lại, ế ẩm cầm chắc trong tay.
Trung Quốc sẽ trưng bày hơn 900 loại vũ khí trong triển lăm Chu Hải sắp tới nhưng chất lượng thấp khiến nước này vẫn kém xa Nga, Mỹ trong thị phần toàn cầu.
Triển lăm hàng không quốc tế Chu Hải được tổ chức 2 năm một lần khai mạc vào ngày 1/11. Triển lăm là cơ hội để các nhà thầu quốc pḥng Trung Quốc quảng bá vũ khí cho các khách hàng tiềm năng ở châu Á, châu Phi.
Theo SCMP, hơn 900 mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất sẽ được trưng bày tại triển lăm kéo dài 6 ngày ở thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông. Chu Hải Air Show 2016 quy tụ khoảng 700 nhà thầu quốc pḥng đến từ 42 quốc gia, trong đó nước chủ nhà chiếm số lượng lớn với 400 nhà thầu.
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc nói rằng vũ khí của nước này rẻ và chất lượng đă được cải thiện, song các nhà thầu quốc pḥng Bắc Kinh vẫn đang vật lộn để t́m kiếm thị trường quốc tế vốn bị chi phối bởi vũ khí Mỹ và Nga.
Vật lộn với vấn đề chất lượng
Chất lượng chính là rào cản lớn nhất trong việc đưa vũ khí Trung Quốc tiếp cận thị trường thế giới. Tại triển lăm quốc pḥng và không gian vũ trụ châu Phi diễn ra tại Pretoria, Nam Phi, các nhà thầu Trung Quốc không t́m được khách hàng dù Bắc Kinh đă cố gắng để đảm bảo doanh số máy bay huấn luyện L-15 và tiêm kích JF-17.
Andrei Chang, người sáng lập tạp chí quốc pḥng châu Á Kanwa, nói với SCMP rằng Cameroon đă mua 4 trực thăng tấn công Z-9 của Trung Quốc sau khi Bắc Kinh cung cấp một khoản vay trị giá 100 triệu USD cho nước này.
Tuy nhiên, một chiếc đă rơi ngay sau khi được bàn giao. Phía Cameroon đang đàm phán với Trung Quốc về vụ việc và không có thêm kế hoạch mua vũ khí Trung Quốc do lo ngại về chất lượng.
Trực thăng Z-9, một trong những vũ khí Trung Quốc gặp vấn đề về chất lượng khi giao cho khách hàng. Ảnh: Chinese Military Aviation
Giáo sư Jonathan Holslag, người đứng đầu Viện Nghiên cứu Trung Quốc đương đại Brussels, nhấn mạnh tài chính là vấn đề quan trọng đối với nhiều quốc gia, trong đó có Nam Phi, do đó các nước thường rất thận trọng khi quyết định mua vũ khí mới.
Bên cạnh đó, thị trường chứng kiến sự cạnh tranh khốc liệt, nhiều nước sẵn sàng cung cấp vũ khí với chi phí thấp. Ngoài ra, nhiều khách hàng quan ngại về chất lượng vũ khí Trung Quốc.
“Từ bán hàng quân sự đến các dịch vụ bảo tŕ, đào tạo là rất quan trọng và Trung Quốc vẫn c̣n một chặng đường dài để phấn đấu”, giáo sư Holslag nói.
Các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc sẽ c̣n gặp nhiều khó khăn hơn để bán hàng sau vụ Indonesia thử tên lửa thất bại. Cụ thể, 2 tên lửa chống hạm C-705 do Trung Quốc sản xuất bắn từ tàu tên lửa cao tốc KCR-40 không thể đánh trúng mục tiêu.
Zhou Chenming, người từng làm việc cho công ty con của Tổng công ty Công nghệ và Khoa học không gian vũ trụ Trung Quốc, biện minh rằng không phải mọi tên lửa đều có thể đánh trúng mục tiêu. Các nhà sản xuất thường công bố xác suất tiêu diệt mục tiêu 90-95%, có nghĩa là sẽ có tên lửa bắn trượt.
“Một khi tên lửa được phóng ra, yếu tố con người đóng vai tṛ quan trọng trong các hoạt động trung gian để quyết định tên lửa có đánh trúng mục tiêu chỉ định hay không, thông qua việc hiệu chỉnh tham số”, ông Zhou nói.
Ông Zhou dẫn chứng rằng năng lực tên lửa C-705 và các phiên bản của nó đă được chứng minh khi phiến quân Houthi ở Yemen bắn cháy tàu tuần tra của UAE.
Li Jie, chuyên gia quân sự ở Bắc Kinh, lại đổ lỗi cho yếu tố thời tiết trong vụ tên lửa C-705 của Indonesia bắn trượt. “Vũ khí được chế tạo từ kim loại và các thiết bị nhạy cảm khác, do đó thời tiết ở địa phương như nhiệt độ, độ ẩm, độ mặn có thể ảnh hưởng đến chất lượng”, ông Li nói.
Ông Li dẫn chứng trường hợp tiêm kích Su-30 của Nga xuất khẩu cho Ấn Độ thường gặp trục trặc, trong khi vấn đề tương tự không gặp phải đối với những chiếc Su-30 của Indonesia và Trung Quốc.
Hoạt động hậu măi kém
Các nhà phân tích quân sự cho rằng, ngoài vấn đề chất lượng, các nhà thầu quốc pḥng Trung Quốc thiếu hệ thống dịch vụ sau bán hàng đủ mạnh để trấn an khách hàng. Bắc Kinh cần phải thi đua trong dài hạn để cải thiện vấn đề này nếu muốn xây dựng thương hiệu vũ khí tầm quốc tế.
“Nhiều nước quyết định mua vũ khí Nga, Mỹ chỉ v́ những đảm bảo về an ninh, tương tự như một liên minh. Trung Quốc cho đến nay không có khả năng thực hiện điều đó cho các khách hàng châu Á, hay châu Phi”, ông Zhou nói.
Tiêm kích JF-17, một trong những vũ khí xuất khẩu chính của Trung Quốc hợp tác cùng Pakistan. Ảnh: Jetphoto
Ngoài ra, sự tin tưởng chính trị cũng là một trong những yếu tố để quyết định mua vũ khí từ nước nào. Các nhà nhập khẩu vũ khí lớn trên thế giới thiếu sự tin tưởng chính trị cần thiết đối với Trung Quốc, Bắc Kinh luôn đứng sau cùng trong thứ tự ưu tiên.
Đơn cử là trường hợp Sri Lanka. Chính phủ mới dường như không mặn mà với cam kết mua vũ khí Trung Quốc do người tiền nhiệm để lại. Trong cuộc phỏng vấn độc quyền của tạp chí Kanwa, đại tướng không quân Kolitha Gunathilake, tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Sri Lanka, phủ nhận tin đồn họ đă kư hợp đồng mua tiêm kích JF-17 với Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS), hai phần ba các nước châu Phi đang sử dụng vũ khí Trung Quốc. Lục địa đen đang là thị trường quan trọng của Trung Quốc. Từ năm 2005 đến nay, châu Phi đang trở thành cứu cánh cho vũ khí Trung Quốc.
Theo Viện Nghiên cứu Ḥa b́nh quốc tế Stockholm, dù chiếm đa số thị phần ở châu Phi nhưng Trung Quốc chỉ chiếm 5,9% tổng thị phần xuất khẩu vũ khí toàn cầu giai đoạn 2011-2015. Khách hàng chủ yếu của vũ khí Trung Quốc là Pakistan (35%), Bangladesh (20%) và Myanmar (16%).
Vietbf @ sưu tầm.