Chưa bo giờ trong lịch sử nước Mỹ lại có một cuộc tranh cử như lần này. Cả hai ứng viên đều như bà "hàng tôm hàng cá"? Hai ứng viên có quá nhiều sự khác biệt khi bày tỏ chính kiến của ḿnh. Cả thế giới đang nín thở xem kết quả cuộc bầu cử ai sẽ làm Tổng thống Mỹ và số phận của quốc gia sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Jim Butterfield nhận định: “Dựa vào kinh nghiệm theo dơi bầu cử, tôi thành thực không tin Hillary khi bà ta nói phản đối TPP. Tôi khá chắc chắn rằng bà ấy không chống lại TPP".
Cuối tháng 7 vừa qua, cố vấn ngoại giao của Hillary Clinton - bà Laura Rosenberg cho biết vị ứng viên Đảng Dân chủ sẽ không ủng hộ TPP nếu trở thành Tổng thống Mỹ.
Theo bà Rosenberg, đối với mọi thoả thuận bà Clinton đều có 3 trách nhiệm: (1) tạo việc làm cho người Mỹ, (2) tăng lương cho người lao động Mỹ, (3) thúc đẩy an ninh quốc gia của Mỹ. Tuy nhiên, "khi xem xét bản thỏa thuận chung cuộc TPP, bà Clinton không thấy được 3 mục tiêu đó”.
Cố vấn ngoại giao nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay và sau ngày bầu cử tháng 11, cũng như tháng 1 năm sau, bà Clinton không thể ủng hộ TPP”.
Đây là một quyết định khá bất ngờ, v́ TPP là một trong những di sản của Tổng thống Obama và bà Clinton được cho là sẽ tiếp nối những đường lối ấy. Hơn nữa, điều này trái ngược với những tuyên bố ủng hộ trước đó của bà khi c̣n nắm giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của chính quyền ông Obama.
Bà cho rằng, “TPP sẽ đặt ra tiêu chuẩn vàng trong các thỏa thuận thương mại, mở ra một môi trường thương mại tự do, minh bạc và b́nh đẳng, một môi trường có luật pháp và các sân chơi ở các cấp độ khác nhau”.
C̣n về phần Donald Trump, thái độ của ông đối với hiệp định này trước nay đều không thay đổi. Ông luôn phản đối tất cả các hiệp định thương mại tự do nói chung và trong đó có TPP và cáo buộc những hiệp định này làm mất đi việc làm của người dân Mỹ.
Phát biểu tại thành phố Pittsburgh, Trump tuyên bố sẽ “xé tan” các hiệp định thương mại – bao gồm TPP và NAFTA. “Những chính trị gia của chúng ta đang hăng hái theo đuổi một chính sách toàn cầu hóa – dịch chuyển công ăn việc làm của chúng ta, sự giàu có của chúng ta và các nhà máy của chúng ta đến Mexico và các nước khác”, Trump nói.
Cuộc tranh cử Tổng thống kỳ lạ
Chưa bao giờ, nước Mỹ chứng kiến một cuộc tranh cử Tổng thống nào kỳ lạ như năm nay, khi mà hai ứng viên có nhiều điểm khác biệt từ ngoại h́nh, phong thái đến chính sách.
Trong buổi trao đổi với báo chí tại ṭa nhà Đại sứ quán Mỹ chiều qua, ông Jim Butterfield – giáo sư khoa học chính trị ĐH Western Michigan – chia sẻ “Phải nh́n tận mắt bên ngoài, các bạn mới thấy được sự khác biệt giữa hai ứng cử viên. Trong những buổi tranh luận trực tiếp, bà Hillary thường xuyên phải đứng trên một cái bục để nói chuyện, trong khi ông Trump th́ không. Ông ta to cao, c̣n bà Hillary th́ thấp bé”.
Về mặt đường lối chính sách của hai ứng viên cũng tồn tại nhiều khác biệt sâu sắc từ chính sách kinh tế, đến ngoại giao, quân sự. “Một người là lăo làng trong chính trường, một kẻ ngoại lai. Một người biết Washington vận hành như thế nào, c̣n tôi không chắc ông Trump biết ǵ nhiều lắm”. TS. Jim Butterfield chia sẻ.
Ngày 8/8, Donald Trump đọc diễn văn về chính sách kinh tế tại thủ phủ xe hơi Detroit th́ chỉ 3 ngày sau, bà Hillary phản pháo lại với bài diễn văn đả kích chương tŕnh của ông Trump cũng như nêu ra các chính sách kinh tế của ḿnh.
Đồng thuận duy nhất
Tuy nhiên, kể từ sau khi bà Hillary “quay ngoắt” sang phản đối TPP, hiệp định này đă trở thành điểm tương đồng nổi bật và có lẽ là duy nhất của hai ứng viên Tổng thống đối lập trong năm nay.
Giới quan sát cho rằng động thái này của bà Hillary giúp vị ứng viên Đảng Dân chủ thu hút được sự ủng hộ của nhóm lao động và các thành viên Đảng Dân chủ. Họ là những người phản đối TPP do lo ngại sẽ mất việc làm trong ngành sản xuất và làm suy yếu luật về môi trường.
Tờ Financial Times nhận định sự thay đổi lập trường của bà Hillary Clinton đối với TPP cho thấy chủ nghĩa cơ hội trần trụi. Bà Clinton muốn đánh bại đối thủ cùng đảng là ông Bernie Sanders – thượng nghị sĩ cánh tả có cùng quan điểm chống thương mại tự do giống đa số thành viên Đảng Dân chủ và các tổ chức công đoàn – nhóm cử tri mà bà Clinton cần phải nỗ lực rất nhiều để t́m sự ủng hộ.
Nếu cả hai vị ứng viễn vẫn tiếp tục giữ quan điểm như hiện nay về TPP cho đến khi đă bước chân vào Nhà Trắng, sáu năm đàm phán TPP của Việt Nam nói riêng và 12 nước thành viên TPP nói chung sẽ chỉ c̣n trên giấy bút.
Dẫu vậy, trao đổi với chúng tôi, TS Jim Butterfield nhận định: “Dựa vào kinh nghiệm theo dơi bầu cử, tôi thành thực không tin Hillary khi bà ta nói phản đối TPP. Tôi khá chắc chắn rằng bà ấy không chống lại TPP. V́ mục tiêu bầu cử ở thời điểm hiện tại, Hillary phản đổi. Michigan, Ohio, Pennsylvania đều là những bang chiến trường mà bà Hillary buộc phải thắng và điều quan trọng là họ không thích TPP. Có thể Hillary sẽ thay đổi lập trường sau 6 tháng hoặc 1 năm sau khi đă trở thành Tổng thống”.
Khu vực “vành đai gỉ sắt” Michigan, Ohio và Pennsylvania bị ảnh hưởng nặng nề nhất sau khi hiệp định NAFTA được kư kết. Tại đây có một số lượng lớn nhà máy và công nhân làm việc theo dây chuyền bị mất việc làm vào tay người Mexico.
Vietbf @ sưu tầm.