Vào cuối tháng 9, Nga đă phóng hai quả tên lửa Bulava từ tàu ngầm Yury Dolgoruky lớp Borei. Rất tiếc là chỉ có một quả đến được đích c̣n một quả lại bị tự hủy ngay giai đoạn đầu. Nga phải thừa nhận rằng chế tạo tên lửa Bulava đă để lộ ra nhiều lỗi kĩ thuật.
Thiếu kinh nghiệm
Một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc pḥng Nga tiết lộ với RBTH cho rằng: "Quá tŕnh chế tạo tên lửa Bulava đă để lộ ra nhiều lỗi kĩ thuật. Các nhà phát triển chưa có kinh nghiệm chế tạo tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm nên trong nhiều công đoạn, họ chỉ sử dụng máy tính thay v́ thử nhiệm thực tế. Bên cạnh đó, chính phủ Nga dường như cũng t́m cách tối ưu hóa chi phí và thời gian bằng cách hợp nhất tên lửa trên biển và trên bộ''.
Hiện vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân thất bại của Bulava trong lần thử nghiệm mới nhất. Có thể nó chưa được cải thiện đủ mức sau mỗi lần phóng thất bại hoặc do lỗi sản xuất.
Cũng liên quan đến việc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava, Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Các quốc gia độc lập (CIS) Vladimir Yevseyev cho biết:
''Cần kiểm tra chính xác ngày sản xuất tên lửa, nó được sản xuất vào giai đoạn có nhiều vụ phóng thất bại nên có lỗi kĩ thuật hay nó phát sinh vấn đề khi đă được chuyển tới cho lực lượng vũ trang.''
Có thể thấy rằng, không giống như lần trước, lần này Nga đă thừa nhận sự cố là do lỗi kỹ thuật và các nhà phát triển chưa có kinh nghiệm trong việc chế tạo tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm.
Trước đó, khi nói về sự cố phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava, Bộ Quốc pḥng Nga đă thông báo rằng:
"Việc phóng diễn ra b́nh thường, tuy nhiên quả tên lửa thứ hai bắn trúng mục tiêu, c̣n quả đầu tiên không hoàn tất đường bay đầy đủ và không trúng mục tiêu. Nguyên nhân vẫn chưa được nêu.''
Dù vụ phóng chỉ thành công một nửa, tuy nhiên Hải quân Nga vẫn tuyên bố: "Tỉ lệ phần trăm vụ phóng tên lửa này có vẻ là cao bởi v́ ngày nay chúng ta được biết thông tin về các vụ bắn thử, c̣n 30 năm trước chúng ta không bao giờ nói tới các vụ bắn thử bị thất bại. Tỉ lệ thành công và không thành công của Bulava là không tồi, sự tin cậy với hệ thống vũ khí này đang gia tăng".
T́nh đến nay, Hải quân Nga đă thực hiện tổng cộng khoảng trên 20 lần phóng với tên lửa Bulava. Tuy nhiên đă có ít nhất 10 lần tên lửa không thể tiêu diệt mục tiêu hoặc phát nổ sau khi phóng.
Vũ khí răn đe
Ḍng tên lửa này được phát triển từ cuối những năm 1990 nhằm trang bị cho các tàu ngầm tấn công nguyên tử thuộc lớp Borei. Dù không có thông tin chính thức nhưng theo giới truyền thông Nga tên lửa Bulava được Hải quân Nga đưa vào trang bị từ năm 2012.
Bulava có tên gọi đầy đủ là R30 30M30 Bulava-30 (gọi là RSM-56 trong các văn kiện Quốc tế và NATO gọi là SS-NX-30). Đây là loại tên lửa chiến lược do Viện công nghệ Moscow dưới sự chỉ đạo của Tổng công tŕnh sư Yury Solomonov nghiên cứu phát triển từ những năm 1990.
Tên lửa Bulava được Nga phát triển với 3 phiên bản là Bulava-M, Bulava-30 và Bulava-47. Mỗi tên lửa dài trên 12m (gồm cả đầu đạn), đường kính 2m và có tổng khối lượng lên tới 36,8 tấn. Tên lửa có thể mang được tối đa 10 khối đầu đạn hạt nhân và đạt tầm bay trên 10.000 km.
Được biết, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Borei đầu có khả năng mang tối đa 16 tên lửa Bulava có tầm bắn trên 10.000 km. Các tàu này có lượng choán nước khi lặn hoàn toàn là 24.000 tấn.
Sự kết hợp giữa loại tàu ngầm siêu khủng lớp Borei và tên lửa đạn đạo Bulava là một ''Cặp đôi hoàn hảo'', nâng khả năng tác chiến của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo của Nga lên một tầm cao mới, biến ''Sát thủ thầm lặng dưới đáy biển'' trở thành 1 thành viên đáng gờm trong bộ 3 vũ khí răn đe hạt nhân chiến lược của Nga.
VietBF © sưu tập