VBF - Một dấu chân c̣n in đậm trên tảng đá chắc chắn là của khủng long. Nó quá to và đă t́m được ở Mông Cổ. Chuyện phát hiện như vậy chưa được thấy ở Mông Cổ trước đó. Ngoài ra ở Úc châu cũng đă t́m ra 3 dấu chân khác của khủng long.
Giáo sư của Đại học khoa học Okayama bên cạnh dấu chân khủng long tại sa mạc Gobi, Mông Cổ.
GOBI – Hôm 29 tháng 9, các nhà khoa học Nhật Bản vừa phát hiện một dấu chân khổng lồ của khủng long có niên đại 70 triệu năm tại sa mạc Gobi, Mông Cổ.
Theo nghiên cứu của nhóm chuyên gia từ Đại học Khoa học Okayama và Viện Nghiên cứu cổ sinh vật học, địa chất thuộc Học viện khoa học Mông Cổ, dấu chân khủng long khổng lồ này dài 1.06 mét và rộng 0.77 mét. Đây được cho thuộc loài khủng long Titanosaur cổ dài ăn cỏ, có thân h́nh dài khoảng 30 mét và cao hơn 20 mét.
Phát hiện này được đánh giá là hiếm thấy trong lịch sử nghiên cứu các sinh vật thời tiền sử và mở ra cánh cửa bí ẩn về loài động vật từng thống trị Trái Đất hàng trăm triệu năm trước đây.
Những hoá thạch này được phát hiện tại tầng địa chất trong sa mạc được h́nh thành cách đây từ 70 - 90 triệu năm vào cuối kỷ Phấn trắng. Giáo sư Shinobu Ishigaki, Đại học khoa học Okayama, cho rằng dấu vết này có thể là chân sau bên trái của loài khủng long chân thằn lằn.
"Một bộ xương hoàn chỉnh của khủng long khổng lồ để lại dấu chân lớn như vậy chưa từng được phát hiện tại Mông Cổ", ông Ishigaki cho biết. "Chúng tôi mong rằng sẽ sớm t́m ra bộ xương của con khủng long này.”
"Dấu chân có giá trị như một bộ xương hoá thạch. Đó chính là bằng chứng sống về loài khủng long. Các nhà nghiên cứu có thể thu thập được rất nhiều thông tin từ dấu tích này, bao gồm cả h́nh dạng bàn chân khủng long cũng như cách mà chúng di chuyển", Masateru Shibata, nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu khủng long tại Đại học tỉnh Fukui khẳng định.
Trước đó, ngày 12 tháng 9, một du khách t́m thấy dấu chân khủng long 3 ngón 130 triệu năm tuổi khi đi dạo trên băi biển Cable, Australia.