VBF - Hiện tại ông John Kerry đang có những lời nói rất được nhiều người quan tâm. Ông cho rằng không đời nào TT Mỹ sẽ bỏ lơ châu Á trong t́nh h́nh hiện nay. Thực sự châu Á nhiều người trẻ và đang vươn lên rất mạnh mẽ.
Ngoại Trưởng John Kerry tại một hội nghị về t́nh h́nh Trung Đông tại Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ Sáu vừa qua. (Bryan R. Smith/ Getty Images)
HOA THỊNH ĐỐN - Bất kể những điều có thể đă được nói giữa cơn nóng bỏng của cuộc tranh cử tổng thống tại Mỹ hiện nay, Ngoại Trưởng John Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục chính sách can dự vào Á Châu.
“Trong thế giới ngày nay, không đời nào một vị tổng thống sẽ nói, Tôi sẽ bỏ lơ Á Châu, và bằng cách nào đó nghĩ rằng điều này đem lại lợi ích cho nước chúng ta, hoặc làm cho đất nước mạnh hơn hoặc an toàn hơn.” Ông Kerry nói như vậy, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với kênh truyền h́nh NewsAsia.
Những lời phát biểu của ông Donald Trump, người được đảng Cộng Ḥa đề cử làm ứng cử viên tổng thống, trong những tháng gần đây về Á Châu đă làm cho người ta lo ngại rằng ông sẽ cắt giảm sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực ấy, và tăng mức thuế đánh vào hàng nhập cảng từ Á Châu, nếu ông trở thành tổng thống.
Trong tháng qua, một nhóm chuyên gia về Á Châu thuộc đảng Cộng Ḥa nói rằng chức vụ tổng thống của ông Trump sẽ dẫn đến chuyện Hoa Kỳ “bị gạt ra bên lề một cách tai hại” trong khu vực ấy.
Ông Kerry đă kiềm chế để không bị lôi kéo vào một cuộc tranh căi về ông Trump và bà Hillary Clinton. Ông từ chối b́nh luận về ông Trump. Ông nói, “Tôi không thể nói thay cho ông ấy. Tôi chỉ nói, tôi nghĩ rằng bất kỳ tổng thống nào, tôi sẽ không nói cụ thể, bất kỳ tổng thống nào, Cộng Ḥa hay Dân Chủ, cũng sẽ can dự vào Á Châu.” Ông nói thêm rằng người ta sẽ “đưa ra quyết định của họ” về những đề nghị chính sách của các ứng cử viên.
Khi được hỏi về Tổng Thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte, một nhân vật gây nhiều tranh căi được so sánh với ông Trump, ông Kerry nói rằng những lời lẽ mới đây của ông Duterte sẽ không cản trở những mối quan hệ Hoa Kỳ- Phi Luật Tân, hoặc thực ra Hoa Kỳ-ASEAN.
Trong một cuộc hội nghị thượng đỉnh mới đây, ông Duterte, hiện thời là chủ tịch ASEAN, gọi Tổng Thống Barack Obama với một chữ tục. Ông Duterte nói rằng ông không thích bị chỉ trích về cuộc chiến tranh tại nước ông chống lại ma túy và tội phạm.
Ông Kerry nói, “Tôi đă có một bữa ăn trưa và có nói chuyện với tính cách rất xây dựng với ông Duterte. Tôi hiểu mối lo ngại rất sâu sắc của ông ấy về việc triệt hạ những kẻ buôn bán ma túy, buôn lậu ma túy, và những tác động tiêu cực mà họ gây ra cho quốc gia của ông ta. Chúng tôi đă nói về nhu cầu cần phải bảo vệ nhân quyền và làm mọi chuyện theo tinh thần thượng tôn pháp luật. Tôi là một cựu công tố viên, ông ấy trước đây từng là một công tố viên. Chúng tôi nói về những sáng kiến và nỗ lực chống ma túy.”
Ông Kerry nói thêm rằng Hoa Kỳ đă “chuẩn bị sẵn sàng để làm việc rất chặt chẽ với Phi Luật Tân,” về một “chính sách hợp lư xúc tiến việc đối phó với những hoạt động tội phạm.”
Về vấn đề những mối tương tác đang gia tăng và ảnh hưởng của Trung Quốc ở Á Châu, cũng như những vụ tranh chấp lănh thổ đang diễn ra giữa nước này và các nước láng giềng ở Biển Đông, ông Kerry không đồng ư rằng việc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là không thể nào tránh khỏi. “Tôi nghĩ rằng chúng ta có không gian đủ rộng cho vấn đề này. Đây là một thế giới rộng lớn, với hơn 200 quốc gia, và những thách thức rất lớn cho tất cả chúng ta với nhau. Chúng tôi xem Trung Quốc là một lực lượng quan trọng đang vươn lên ở Á Châu. Có nhiều điều việc để chúng tôi cùng nhau làm.” Ông Kerry nói với kênh NewsAsia, bên lề Hội Nghị Đại Dương Của Chúng Ta năm 2016 ở Washington DC trong tuần qua.
Ông nói thêm, “Chúng tôi không xem một mối quan hệ trong khu vực là một tṛ chơi một ăn hai thua. Chúng tôi không xin người ta chọn chúng tôi hoặc chọn Trung Quốc.”
Ông Kerry, người tổ chức Hội Nghị Đại Dương Của Chúng Ta, nói rằng một trong những mối thách đố, mà các chính phủ và các quốc gia cần phải làm việc với nhau để giải quyết, là việc giảm thiểu mức thiệt hại gây ra cho các đại dương trên thế giới.
Trong cuộc hội nghị, các đại biểu quốc tế đă cam kết hơn $5.3 tỷ Mỹ kim, dành cho việc bảo tồn và những khu vực rộng lớn được chỉ định là những vùng biển được bảo vệ.
Ông Kerry nói, “Chúng ta có trách nhiệm phải t́m cách đẩy nhanh công việc, để hóa giải hậu quả do mức thiệt hại đă được gây ra, để tránh thiệt hại trong tương lai do việc đưa sự sống trên hành tinh này vào mối nguy cơ. Đó là một trong những cuộc họp quan trọng nhất mà tôi đă tổ chức, tính từ khi tôi làm bộ trưởng ngoại giao, v́ hết sức rất quan trọng cho nền an ninh toàn cầu.”