Chính Phủ Triều Tiên vẫn đang mải miết chạy theo những chiến lược quân sự bị thế giới phản đối. Người dân đất nước này th́ đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn trong cuộc sống. Hàng trăm người đă bị mất nhà cửa trong trận lụt đang tàn phá đất nước.
Dẫn các số liệu từ B́nh Nhưỡng, Văn pḥng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của Liên Hợp Quốc cho biết, khoảng 107.000 người sống tại các khu vực dọc sông Tumen đă phải rời bỏ nhà cửa. Lụt lội nghiêm trọng ở Triều Tiên đă khiến 133 người thiệt mạng, 395 người mất tích và hơn 100.000 người khác phải rời bỏ nhà cửa, Liên Hợp Quốc cho biết.Hăng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) hôm 11/9 cho hay, lụt lội tại phía đông bắc nước này dẫn tới t́nh trạng "cực kỳ gian khổ".
Một chiến dịch lao động đă được vạch ra nhằm hỗ trợ chuyển dịch kinh tế để "dồn mọi nỗ lực cho xây dựng nhà ở, cung cấp cho những người dân bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, biến những khu vực bị lụt thành nơi tiên cảnh trong ṿng một năm".
KCNA cũng đăng một bài viết kêu gọi toàn thể người dân Triều Tiên tham gia công tác phục hồi, trong đó nêu rơ "toàn thể nhân dân, các nguồn lực của đất nước sẽ được huy động".
Những tổn thất do lũ lụt gây ra hiện rất lớn, với 35.500 ngôi nhà bị ảnh hưởng, 69% trong số đó bị sập hoàn toàn, OCHA cho biết. Khoảng 8.700 ṭa nhà bị hư hại, 16.000ha đất nông nghiệp bị ảnh hưởng và ít nhất 140.000 người phải được giúp đỡ khẩn cấp.
KCNA cũng cho hay, đường sắt, đường bộ, hệ thống cấp điện và nhiều nhà máy ở nước này đă bị phá hủy hoặc ch́m trong nước. C̣n theo thông báo của Cơ quan Khí tượng thủy văn Triều Tiên, lụt lội là thảm họa thiên nhiên tàn phá ghê gớm nhất kể từ năm 1945.
Triều Tiên rất dễ bị thảm họa thiên nhiên tác động, đặc biệt là lũ lụt, do phần lớn lănh thổ của nước này là đồi, núi, trong đó toàn đồi núi trọc v́ bị khai thác tài nguyên hoặc biến thành ruộng lúa, khiến nước mưa đổ thẳng xuống dưới chân núi, đồi.
Năm 2012, ít nhất 169 người Triều Tiên thiệt mạng do băo lớn. Ngoài ra, nhiều đợt lũ lụt và hạn hán cũng khiến nước này rơi vào t́nh trạng mất mùa, đói kém, khiến hàng trăm người chết trong khoảng thời gian từ năm 1994 tới 1998.