Vietsn.com -- Cái ǵ cũng có hai mặt của nó, muốn giàu nhanh th́ rủi ro cũng cao hơn. Sang Úc chẳng nghề ngỗng, chẳng tiếng tăm vậy cách nhanh nhất muốn giàu là làm nghề phạm luật. Nhưng rủi ro vào tù cũng rất cao. Dù đă 40 năm nay giải phóng nhưng người Việt vẫn sang Úc rất đông và ngày càng làm những việc phi pháp.
Hôm nọ, đọc được một bài viết về làn sóng người Việt từ Hà Tĩnh đi xin tị nạn bên nước Úc làm tôi “tâm tư”. Chỉ tính năm 2013, có gần 800 người Việt vượt biển đến Úc, và trong số này phần lớn là xuất phát từ Nghệ An – Hà Tĩnh. Tại sao đất nước đă hết chiến tranh gần 40 năm mà vẫn có người liều ḿnh ra đi t́m miền “đất hứa”.
Đó là câu hỏi rất “tâm tư” của không ít người.
Nghệ Tĩnh có lẽ là vùng đất nghèo nhất nh́ ở VN, nhưng cũng là vùng đất có nhiều nhân tài, và nhiều người làm … cách mạng. Nhớ có lần tôi đi trong một chuyến xe đ̣ từ Cần Thơ về Rạch Giá, và tôi ngồi gần một chị hành khách người Nghệ – Tĩnh, mà sau này tôi biết là mẹ của cầu thủ Công Vinh, và mẹ chồng của ca sĩ Thủy Tiên.
Bà đi Rạch Giá thăm gia đ́nh ông bà xuôi gia. Chuyến xe đ̣ thật vui, v́ có người hành khách nói giọng trọ trẹ nhưng rất vui tính. Chị mở màn câu chuyện vui bằng cách hỏi mọi người là quê họ có cái ǵ là đặc sản. Người th́ nói nước mắm, chị nọ th́ nói hạt tiêu, chú kia th́ gạo nàng thơm, anh nọ th́ khô cá sặc, v.v.
Đến khi mọi người hỏi lại chị khách “trọ trẹ” vậy quê chị có ǵ là đặc sản, chị phân trần là quê chị nghèo lắm, chứ không ph́ nhiêu như ở miền Tây, rồi chị trả lời tĩnh queo rằng đặc sản của Nghệ – Tĩnh là làm cách mạng. Ai cũng cười ngặt nghẽo với câu trả lời độc đáo.
Nghĩ đi nghĩ lại có lẽ chị ấy nói đúng, chứ không hẳn đùa cho vui, v́ rất nhiều nhân vật kiệt xuất của VN xuất phát từ vùng đất này. Có lần tôi đếm số văn nghệ sĩ thời trước thế kỉ 20 th́ thấy số người xuất phát từ Thanh Nghệ Tĩnh c̣n nhiều hơn cả Hà Nội.
Vậy mà ngày nay, chính những người từ “vùng đất cách mạng” đó lại bỏ quê chạy tuốt sang Úc! Có thể nói rằng có 3 làn sóng người VN sang Úc. Làn sóng thứ nhất đông đảo nhất xảy ra sau 1975 đến đầu thập niên 1990.
Đó là những người ra đi từ miền Nam và họ vào Úc với tư cách người tị nạn chính trị. Những người tị nạn này đă đặt nền móng cộng đồng người Việt ở Úc.
Họ đă ḥa nhập thành công và đóng góp đáng kể cho xă hội Úc.
Làn sóng thứ hai ít hơn nhiều, và họ thường là những người đi từ miền Bắc. Có thể kể một số du học sinh ở lại cũng thuộc làn sóng thứ hai. Những người này th́ chỉ là đến Úc v́ lí do kinh tế là chính.
Rồi đến làn sóng hiện nay là những người vượt biển từ VN thẳng sang Úc, và họ khác với làn sóng 2, v́ họ muốn vào Úc theo diện tị nạn, nhưng chưa biết tị nạn ǵ.
Nghe nói một số người khai rằng họ xin tị nạn chính trị, một số th́ đi v́ bị trù dập v́ lí do tôn giáo, hay không sống nổi với chế độ hiện hành. Số phận của các đồng hương thuộc làn sóng thứ 3 rất cực khổ và mong manh, v́ họ có thể bị trả về VN hay tống sang Campuchea. Làn sóng thứ nhất th́ ai cũng hiểu được lí do ra đi.
Làn sóng thứ hai th́ v́ miếng ăn là chủ yếu nên cũng ok. C̣n làn sóng thứ ba là tội nghiệp nhất, v́ Úc họ nh́n VN như là đất nước ḥa b́nh gần 40 năm nay, vậy th́ lí do tị nạn chính trị hay tôn giáo th́ rất khó thuyết phục họ.
Mấy năm gần đây, t́nh h́nh tội phạm trong cộng đồng người Việt đáng báo động. Tôi ṭ ṃ đọc thống kê tội phạm ở Úc trong năm 2013 th́ thấy vài con số thú vị:
Năm 2013 (tính đến cuối tháng 6), có 30766 người bị phạt tù ở Úc. Trong số này có 735 người Việt (chiếm 2.4% tổng số tù nhân).
Tỉ lệ tù nhân trong cộng đồng người Việt là 357 trên 100,000 người, cao hơn người bản xứ Úc (với tỉ lệ 185/100,000). Tỉ lệ tù nhân gốc Việt cao hạng 3 ở Úc, chỉ sau hai nhóm sắc tộc là Sudan (tỉ lệ 585/100,000) và Samoa (501/100,000)
Người Việt đi tù chủ yếu là v́ tội phạm liên quan đến cần sa, ma túy. Cứ 3 tù nhân gốc Việt th́ 2 người dính dáng vào cần sa, ma túy. Đây là tỉ lệ cao nhất nước Úc.
Tôi không có con số bao nhiêu tội phạm cần sa, ma túy là người vùng nào. Nhưng hầu như các vụ tội phạm do cảnh sát phát hiện và bắt đều là người đi từ miền Bắc và họ mới định cư ở Úc dưới 10 năm. Các thông dịch viên người Việt cũng nói phần lớn là tội phạm cần sa ma túy là người Bắc thuộc làn sóng thứ 2, đặc biệt là dân Hải Pḥng và Quảng Ninh. Họ rất nổi tiếng nghề “trồng cỏ” (tức trồng cần sa).
Những người này và những loại tội phạm như thế làm h́nh ảnh cộng đồng người Việt bị xấu đi phần nào trong cái nh́n của người bản xứ.
Tại sao người Việt thuộc làn sóng thứ 2 lại dính dáng vào các vụ “trồng cỏ”? Một giả thuyết đặt ra là người Việt sang Úc thuộc làn sóng thứ 2 cảm thấy thua thiệt đồng hương thuộc làn sóng 1, nên họ t́m mọi cách làm giàu nhanh để bắt kịp đồng hương đi trước.
Con đường ngắn nhất để làm giàu, nếu thành công, là “trồng cỏ” hay buôn bán ma tuư. Chưa thấy có chứng cứ ǵ để nói giả thuyết này đúng, v́ tôi thấy một số người thuộc làn sóng 2 rất giàu do họ sang đây theo diện doanh nhân.
Một giải thích khả dĩ là do “Người Việt làm liều bởi họ bị cái văn hóa ‘ăn xổi ở th́’ trong nước làm tiêm nhiễm đầu óc, lại thêm sống trong một xă hội mà luật pháp gần như không được coi trọng, ngày từ trong nền kinh tế kế hoạch tập trung cho đến nền kinh tế thị trường như hiện nay vẫn là sự luồn lách để làm ăn đă ảnh hưởng mạnh mẽ đến ‘ḷng quyết tâm làm giàu’ nơi xứ người, bằng mọi giá”.
Bài báo này c̣n viết rằng: “Vùng đất Nghệ – Tĩnh lại có thêm cái ‘điều kiện thuận lợi’ nữa là yếu tố cục bộ, bè phái, khiến cho việc lôi kéo họ hàng, bè bạn, người thân, đồng hương t́m đến Úc bất hợp pháp, h́nh thành băng đảng ṿi bạch tuộc, đường dây chân rết trồng cỏ mạnh mẽ hơn so với người các tỉnh thành khác. […]
Úc trở thành ‘quê hương trồng cỏ’ đúng nghĩa của người Việt nói chung và người dân Nghệ-Tĩnh nói riêng và vô t́nh, cộng đồng người Việt tại Úc châu bị tiếng xấu lây từ đó.”
Chẳng biết nhà báo có chứng cứ nào về sự liên quan giữa người Nghệ – Tĩnh và nạn “trồng cỏ” ở Úc mà viết như thế. Như nói trên, Nghệ Tĩnh là vùng đất của các vị làm cách mạng. Mà, làm cách mạng là với ư muốn có một tương lai tốt đẹp hơn. Ấy thế mà sau 40 năm hoà b́nh, những con cháu của các “tiền bối” vùng đất cách mạng lại t́m đường vượt biển sang Úc! Những người vượt biển chắc chẳng suy nghĩ ǵ đến thành quả của cách mạng.
Nguồn: Đồng hương Kon Tum