VBF-Đây là loại vi khuẩn có mặt tại Vn từ lâu xong ngành y tế vẫn chưa thể t́m ra được loại vắc-xin điều trị. Loại vi khuẩn này có tên là Whitmore thường có trong môi trường bẩn ô nhiễm chính v́ thế mà rất khó phát hiện. Khi bệnh nhân đi khám thường dễ bị chuẩn đoán sang bệnh khác.Theo tin tức trên báo Công Lư, An ninh Thủ đô, các chuyên gia y tế khẳng định, bệnh Whitmore là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người trong ṿng 48 giờ. Đặc biệt vi khuẩn gây bệnh whitmore có mặt ở khắp nơi, đặc biệt nhiều ở bùn, đất ẩm và đất canh tác nông nghiệp...Ngoài ra, môi trường khói bụi cũng có thể chứa vi khuẩn Whitmore.
Căn bệnh nguy hiểm này đă có mặt tại Việt Nam từ lâu, nhưng rất khó phát hiện và khi chẩn đoán thường bị nhầm sang các bệnh có triệu chứng tương tự như viêm khổi, lao phổi, liên cầu....Nguy hiểm hơn, hiện căn bệnh này chưa có vắc xin pḥng chống. Việc chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn. Phải dùng kháng sinh tiêm tấn công liều cao kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 đến 4 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy tŕ khoảng từ 3 đến 6 tháng.Trao đổi trên VTV, bác sĩ Quốc Thái - khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Bạch Mai cho biết: "Bệnh Whitmore có nhiều thể bệnh khác nhau, nếu phát hiện khuẩn Whitmore trong máu th́ đó là thể nhiễm trùng máu, trong dịch khớp là thể viêm khớp mủ do khuẩn Whitmore... Tuy nhiên, nguy hiểm nhất là thể nhiễm trùng máu, nặng hơn nữa là sốc nhiễm khuẩn gây suy nhiều cơ quan, nhiều tạng, bệnh nhân dễ tử vong. Ngoài ra, có thể bệnh măn tính và cũng có bệnh diễn biến tối cấp, đúng là bệnh nhân có thể tử vong sau 48 tiếng".
Theo báo An ninh Thủ đô, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, vi khuẩn gây bệnh whitmore cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong ở người mắc có thể lên tới 40-60%. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân được chẩn đoán xét nghiệm sớm và điều trị kháng sinh phù hợp th́ tỷ lệ tử vong sẽ giảm đi đáng kể.
Dấu hiệu của căn bệnh gây chết người trong ṿng 48 giờ
Theo bác sĩ CẤp, đối với trẻ em, khoảng 35% trường hợp nhiễm bệnh có biểu hiện viêm mủ tuyến nước bọt mang tai, 65% có các biểu hiện khác như viêm phổi, áp xe lách, thận… hoặc các vết mưng mủ ngoài da, đặc biệt là vùng đầu, mặt và cổ.
Đối với người lớn, đa số bệnh nhân có biểu hiện viêm phổi cùng với nhiễm khuẩn huyết, viêm bàng quang, có các vết mưng mủ trên da, một số trường hợp viêm cơ khớp hoặc viêm màng năo. Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân bị nhiễm bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi và có ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu. Do đó, nếu người bệnh có bệnh cảnh và các triệu chứng kể trên th́ phải đến ngay các bệnh viện để được khám và điều trị bệnh.
|