Các quốc gia Bắc và Nam Á nát óc khai thác ‘tử huyệt’ của Trung Quốc - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới > World News |Tin Thế Giới 2006-2019


 
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Các quốc gia Bắc và Nam Á nát óc khai thác ‘tử huyệt’ của Trung Quốc
Các quốc gia trong khu vực có thể không đương đầu được với việc Trung Quốc lắp đặt hệ thống radar, triển khai tên lửa, đưa tàu hải quân và máy bay ra biển Đông. Những tính toán sai lầm có thể khiến leo thang xung đột không cần thiết. Tuy nhiên, tàu ngầm có thể là ch́a khóa giúp các nước đối phó Trung Quốc từ dưới biển. Chính v́ vậy các nước đua nhau mua tàu ngầm để khai thác ‘tử huyệt’ của Trung Quốc
Các nước châu Á thật sự xem tàu ngầm là “át chủ bài” để đối phó với Trung Quốc.

Cùng với các động thái ngày càng quyết liệt ở biển Đông, Trung Quốc đang đổ tiền mua nhiều khí tài quân sự tiên tiến. Trước sức ép ngày càng lớn từ quá tŕnh quân sự hóa của Bắc Kinh, các quốc gia ở khắp Nam và Bắc Á quyết định đầu tư mạnh vào tàu ngầm, một loại vũ khí có thể đối phó hiệu quả với quân đội Trung Quốc.

Lộ diện “Bọ cạp”

Tuần trước, báo chí Úc đă công bố một bộ tài liệu kỹ thuật gần 20.000 trang ṛ rỉ từ hợp đồng đóng tàu ngầm giữa Ấn Độ và hăng đóng tàu DCNS của Pháp. Vụ ṛ rỉ nhanh chóng thu hút nhiều phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia trên toàn khu vực châu Á-Thái B́nh Dương. Bộ tài liệu của DCNS miêu tả chi tiết khả năng tác chiến của tàu ngầm lớp Scorpene (Bọ cạp) mà Ấn Độ đặt hàng tập đoàn Pháp.

Bộ tài liệu thậm chí c̣n bao gồm các thông tin quan trọng như thời gian lặn ngầm, tầm bắn ngư lôi, độ ồn khi di chuyển dưới nước của Scorpene. Người phát ngôn của DCNS Emmanuel Gaudez cho biết: “Vụ việc nghiêm trọng này đang được cơ quan an ninh quốc pḥng Pháp điều tra”. Theo nhà báo Cameron Stewart, tác giả bài viết công bố ṛ rỉ này, người lấy được bộ tài liệu kỹ thuật từ DCNS có thể là một cựu quan chức hải quân Mỹ.

Theo các thông tin được đăng tải, tàu ngầm lớp Scorpene có động cơ điện-diesel, là tàu ngầm quy mô lớn có khả năng di chuyển ngầm dưới nước trong thời gian dài, được trang bị một hệ thống tác chiến của Mỹ. “Đây sẽ là tàu ngầm chất lượng nhất thế giới”, trang b́nh luận Foreign Policy dẫn đánh giá của chuyên gia phân tích quân sự cao cấp Bryan Clark, thuộc Trung tâm Đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ (CSBA).

Tàu ngầm lớp Scorpene đang được Ấn Độ và Úc đặt mua. Ấn Độ đă đặt mua sáu tàu. Hợp đồng riêng này đă bị tŕ hoăn vài năm so với dự kiến ban đầu. DCNS từng dự kiến giao tàu ngầm đầu tiên là INS Kalvari cho Ấn Độ vào năm 2012. Tuy nhiên, tàu ngầm INS Kalvari thực tế chỉ mới chạy thử trên biển vào đầu năm 2016. Úc cũng đă chi 38 tỉ USD đặt mua của DCNS một tàu ngầm lớp Scorpene. Tàu ngầm này dù chưa được giao nhưng đă được đặt trước tên gọi Shortfin Barracuda. Úc kỳ vọng loại tàu ngầm này sẽ là ch́a khóa giúp họ tăng khả năng ảnh hưởng khắp vùng biển phía bắc Úc.


Tàu ngầm đầu tiên của Malaysia KD Tunku Abdul Rahman được sản xuất theo phiên bản lớp Scorpene. Ảnh: CFR


Tàu ngầm INS Kalvari - phiên bản tàu ngầm lớp Scorpene do công ty đóng tàu Mazagon Dock Limited (Ấn Độ) sản xuất. Ảnh: HẢI QUÂN ẤN ĐỘ


Các công nhân đóng tàu đứng cạnh tàu INS Kalvari trước lễ hạ thủy tại Mumbai vào tháng 4-2015. Ảnh: REUTERS

Ch́a khóa chạy đua vũ trang châu Á

Pháp đă vận động rất quyết liệt để DCNS có thể bán các hợp đồng chế tạo tàu ngầm cho các đối tác châu Á-Thái B́nh Dương bất chấp thái độ phản đối từ phía Mỹ. Theo b́nh luận của tờ Foreign Policy, Mỹ muốn Úc kư hợp đồng với Nhật Bản để thắt chặt quan hệ giữa hai quốc gia cùng là đồng minh của Mỹ. Washington trong thời gian qua thể hiện rơ mong muốn thúc đẩy một Tokyo đảm nhiệm trách nhiệm lớn hơn trong chiến lược kiềm chế Bắc Kinh.

Tiến độ đóng lắp chậm trễ cộng với sự cố ṛ rỉ bí mật quân sự của tàu ngầm Scorpene càng khiến Ấn Độ nổi đóa. Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi ngay lập tức đề nghị Pháp điều tra nghiêm khắc vụ việc. Úc cũng đăng đàn cảnh báo DCNS cần lập tức tăng cường an ninh. Chính phủ Canberra lo ngại các vụ việc tương tự có thể xảy ra với các tàu ngầm của các nước đă kư kết cùng DCNS.

Sự cố này làm dấy lên nghi ngờ về khả năng giữ bí mật thông tin kỹ thuật về tàu ngầm của DCNS, đặc biệt khi Bắc Kinh đang cực kỳ chú tâm đến các diễn biến chạy đua vũ trang khu vực. Vụ ṛ rỉ bí mật quân sự này cũng được dự đoán là chủ đề bàn luận hàng đầu trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Quốc pḥng Ấn Độ Manohar Parrikar và Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ Ash Carter tại Mỹ. Ngoài Ấn Độ và Úc c̣n có một số nước khác trong khu vực đang thương thảo đặt mua các phiên bản khác của tàu ngầm lớp Scorpene, trong đó có Chile, Malaysia, Brazil.

Phản ứng gay gắt của các nước quanh việc ṛ rỉ bộ tài liệu của tàu Scorpene một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của tàu ngầm trong cuộc đua vũ trang châu Á, theo Foreign Policy. Tàu ngầm là một loại vũ khí các nước muốn sở hữu. Nó được xem là cách thức các nước trong khu vực chứng tỏ sẽ không ngồi yên cho Trung Quốc lộng hành bằng các động thái đơn phương và mở rộng phạm vi ảnh hưởng quân sự chiến lược.

Theo Foreign Policy, các quốc gia trong khu vực có thể không đương đầu được với việc Trung Quốc lắp đặt hệ thống radar, triển khai tên lửa, đưa tàu hải quân và máy bay ra biển Đông. Những tính toán sai lầm có thể khiến leo thang xung đột không cần thiết. Tuy nhiên, tàu ngầm có thể là ch́a khóa giúp các nước đối phó Trung Quốc từ dưới biển.

Tử huyệt của Trung Quốc

Theo nhà phân tích quân sự cao cấp Bryan Clark, chiến lược tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc có một tử huyệt chết người: Chống tàu ngầm.

Trung Quốc đă chi hàng tỉ USD hiện đại hóa quân đội, phát triển hải quân nước sâu, tăng sức mạnh không quân. Tuy nhiên, khả năng tác chiến chống tàu ngầm của Trung Quốc vẫn chưa thật sự phát triển. Các nước trong khu vực có lẽ đă nh́n ra lỗ hổng này và không bỏ qua cơ hội để khai thác tối đa điểm yếu của Bắc Kinh.

Đô đốc Jonathan Greenert, cựu Chủ nhiệm tác chiến Hải quân Mỹ - vị trí cao nhất trong cấp bậc Hải quân Mỹ, cũng cho rằng tàu ngầm là một loại vũ khí rất hấp dẫn đối với các nước châu Á-Thái B́nh Dương. Ông nhận định các nước khu vực nhiều khả năng sẽ tăng chi tiêu mua tàu ngầm trong bối cảnh ngày càng lo ngại về kho tên lửa của Trung Quốc. “Đặc trưng hoạt động “tàng h́nh” của tàu ngầm là một lợi thế” - Đô đốc Jonathan Greenert nhận xét.

Đây cũng là lư do tại sao việc bộ tài liệu kỹ thuật tàu ngầm lớp Scorpene của DCNS (Pháp) ṛ rỉ đă làm Ấn Độ và Úc lo lắng nhiều đến thế. Trong hơn một thập niên qua, các nước khu vực đă thi nhau tăng chi tiêu quân sự, dẫn đầu là Trung Quốc. Năm 2014-2015 chi tiêu quân sự châu Á tăng 5,4% trong khi mức tăng trung b́nh toàn cầu chỉ là 1%, theo Viện Nghiên cứu ḥa b́nh quốc tế Stockholm. Một trong những hạng mục được các nước ưu tiên là xây dựng hạm đội tàu ngầm. Cuộc đua tàu ngầm tại khu vực diễn ra đặc biệt mạnh mẽ khi Trung Quốc mở rộng triển khai tên lửa và các căn cứ hải quân, đồng thời ngang ngược đơn phương cấm các nước trong khu vực và thế giới di chuyển vào vùng biển mà Bắc Kinh tự cho thuộc chủ quyền của ḿnh.

Với học thuyết quân sự Chống xâm nhập - chống tiếp cận (A2/AD), Trung Quốc thiết lập một mạng lưới các hệ thống radar có độ bao phủ rộng. Các hệ thống này có thể xác định và đe dọa được tàu chiến của Mỹ, Nhật và một số nước khi tuần tra vùng biển tây Thái B́nh Dương. Trung Quốc c̣n triển khai hàng chục đơn vị tên lửa có khả năng bắn chính xác các mục tiêu xa hàng trăm kilomet dọc bờ biển tây Thái B́nh Dương. Lo ngại trước chiến lược của Trung Quốc, Ấn Độ vài năm nay bắt đầu tăng hoạt động tàu ngầm ở Ấn Độ Dương. Ngoài đặt mua sáu tàu ngầm lớp Scorpene từ hăng DCNS của Pháp, Ấn Độ cũng có kế hoạch chế tạo 24 tàu ngầm trong ṿng 30 năm tới để đối phó với Trung Quốc.

Indonesia cũng đang rất khẩn trương mở rộng đội tàu ngầm của ḿnh từ hai chiếc hiện tại lên bảy chiếc. Năm ngoái Indonesia thông báo có kế hoạch mua hai tàu ngầm lớp Kilo của Nga, ngoài ra đang chờ Hàn Quốc giao ba tàu ngầm vốn đă đặt mua từ năm 2012. Indonesia đă thông báo kế hoạch triển khai một số tàu và máy bay chiến đấu đến căn cứ ở quần đảo Natuna. Đây vốn là vùng biển bị cái gọi là “đường lưỡi ḅ” của Trung Quốc đơn phương áp đặt chủ quyền chồng lấn.

Phản ứng quyết liệt của Ấn Độ và Úc trước sự cố ṛ rỉ bí mật quân sự của DCNS, những hợp đồng mua tàu ngầm liên tiếp được kư kết bởi các nước Đông Nam Á, Pháp và Nhật Bản tranh nhau chào mời bán tàu ngầm,… tất cả những điều này cho thấy: Tàu ngầm đă thật sự được các nước trong khu vực xem là ch́a khóa cực kỳ quan trọng trong cuộc đấu trí chiến lược quân sự với Bắc Kinh. “Các nước thật sự xem tàu ngầm là át chủ bài trong lực lượng hải quân của ḿnh” - chuyên gia Bryan Clark đánh giá.

Vietbf @ sưu tầm.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

PinaColada
R11 Độc Cô Cầu Bại
Release: 08-30-2016
Reputation: 136357


Profile:
Join Date: Oct 2013
Posts: 109,160
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	211.jpg
Views:	0
Size:	28.2 KB
ID:	929021 Click image for larger version

Name:	212.jpg
Views:	0
Size:	39.6 KB
ID:	929022 Click image for larger version

Name:	213.jpg
Views:	0
Size:	67.1 KB
ID:	929023
PinaColada_is_offline
Thanks: 9
Thanked 7,557 Times in 6,712 Posts
Mentioned: 2 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 19 Post(s)
Rep Power: 127 PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9PinaColada Reputation Uy Tín Level 9
 
User Tag List


Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 17:38.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09891 seconds with 14 queries