Đó là lá cây mă đề. Khi rắn, chó và côn trùng cắn bất chợt rất nguy hiểm thậm chí đe dọa tính mạng nếu không được sơ cứu kịp thời. Cây mă đề mọc hoang rất nhiều nên nếu trên đường gặp phải sự cố này mă đề sẽ cứu cánh cho bạn.
1. Mô tả:
Mă đề, c̣n gọi mà mă đề thảo, xa tiền, nhà én, su ma… có tên khoa học là Plantago asiatica L.(Plantago major L. var. asiatica Decaissne). Cây thuộc họ Mă đề. Sở dĩ có tên là mă đề, xa tiền là v́ người ta cho rằng loại cây này mọc ở vết chân ngựa kéo xe.
Mă đề là loại cây sống lâu năm, thân ngắn, lá mọc thành cụm ở gốc, cuống dài, phiến lá h́nh th́a hay h́nh trứng, có gân dọc theo sống lá và đồng quy ở gọn và gốc lá.
Hoa mă đề mọc thành bông, có cán dài, xuất phát từ kẽ lá. Hoa đều, lưỡng tính, đài 4, xếp chéo, hơi dính nhau ở gốc, tràng màu nâu tồn tại, gồm 4 thùy nằm xen kẽ ở giữa các lá dài.
Nhị 4 chỉ nhị mảnh, dài, 2 lá noăn chứa nhiều tiểu noăn. Quả hộp trong có chứa nhiều hạt màu nâu đen bóng.
2. Dược tính:
Từ thời cổ, mă đề được nhân dân dùng làm thuốc. Theo sách cổ, mă đề có tính hàn, vị ngot, không độc vào 3 kinh can, thận và tiểu trường. Tác dụng lợi tiểu, thanh phế, can, phong nhiệt, thẩm bàng quang thấp khí, chữa đẻ khó, trừ đờm, chỉ tả (cầm đi ngoài), sáng mắt.
Trên thực tế, mă đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, viêm khí quản, tả lỵ, mắt đỏ đau. Hay dùng làm thuốc chữa ho cho trẻ em, nhưng nhược điểm là hay khiến trẻ em đái dầm.
Nhân dân c̣n dùng lá giă nát đắp ngoài để trừ mụn nhọt, làm mụn nhọt mau vỡ, chóng lành, dùng ngoài không kể liều lượng.
Theo GS Đỗ Tất Lợi trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cây mă đề có những tác dụng dược lư sau đây:
– Tác dụng lợi tiểu: Uống nước sắc mă đề lượng nước tiểu tăng, trong nước, tiểu lượng urê, acid uric và muối đều tăng.
– Tác dụng chữa ho: Mă đề có tác dụng trừ đờm, tác dụng này kéo dài 6 – 7h, mạnh nhất sau khi uống 3 – 6h.
– Tác dụng kháng sinh: Nước sắc mă đề (toàn cây 1ml – 1g mă đề) có tác dụng ức chế đối với 1 số vi trùng ngoài da. Mă đề tán bột chế thành thuốc dầu đắp lên mụn nhọt đỡ mưng mủ, đỡ bị viêm tấy.
Ngoài ra, trên nghiên cứu lâm sàng, mă đề c̣n được dùng chữa cao huyết áp có kết quả. Ngày hái 20 – 30g cây mă đề tươi non, thêm nước vào sắc kỹ chia 3 lần uống trong ngày.
3. Ứng dụng ít người biết:
Theo các nghiên cứu hiện đại, mă đề chứa một chất làm se với lực hút mạnh mẽ. Trong lá và thân mă đề có chứa một loại chất hóa học có tên là aucubin được chứng minh là có tác dụng chống độc rất hiệu nghiệm và bảo vệ gan.
Chính v́ vậy, mă đề thường được sử dụng để hút những mảnh vụn, chất độc, thậm chí là mảnh thủy tinh nhỏ khỏi da. Loại lá này cũng được sử dụng để làm dịu vết cắn của côn trùng, chó, rắn và các sinh vật có nọc độc.
Cách sử dụng mă đề trong những trường hợp này đơn giản nhất là nhai nát lá và đắp trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Khi được nhai nát, chất xơ trong lá bị phá vỡ giúp cho các chất trong lá có thể hấp thụ vào da tốt hơn.
Đây là phương pháp được sử dụng trong nhiều thế kỷ để chữa bệnh, thậm chí là khử trùng các vết thương nhỏ. Ở một số nước châu Âu, mă đề c̣n được dùng để loại bỏ cơn đau và nọc độc của các loại cây độc như tầm ma, thường xuân độc.
Chính v́ vậy, nhiều nhà nghiên cứu đă đưa ra lời khuyên, khi bạn gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nào trên đường đi, hăy nghĩ đến cây mă đề đầu tiên v́ rất có thể nó có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.
4. Những bài thuốc từ cây mă đề:
– Làm lợi tiểu: Hạt Mă đề 10g, Cam thảo 2g, nước 600ml sắc c̣n 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
– Chữa tiểu ra máu: Lá Mă đề, ích mẫu, mỗi vị 12g; giă nát, vắt lấy nước cốt uống.
– Chữa viêm cầu thận cấp tính: Mă đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống hàng ngày một thang.
– Chữa viêm cầu thận măn tính: Mă đề 20g, ư dĩ 16g, thương truật, phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g; quế chi, hậu phác, mỗi vị 6g; xuyên tiêu 4 g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa viêm bàng quang cấp tính: Mă đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
– Dùng chữa ho tiêu đờm: Mă đề 10g, Cam thảo 2g, Cát cánh 2g, nước 400ml sắc c̣n 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
– Chữa sỏi đường tiết niệu: Mă đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ cỏ Tranh 20g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hăm chè uống nhiều lần trong ngày.
– Chữa sốt xuất huyết: Mă đề tươi 50g, củ sắn dây 30g. Hai thứ trên rửa sạch đun trong 1 lít nước, sắc kỹ c̣n một nửa, chia làm 2 lần uống lúc đói trong ngày. Có thể cho thêm đường, uống liền trong 3 ngày.
– Chữa viêm gan siêu vi trùng: Mă đề 20g, Nhân trần 40g, Chi tử 20g, lá Mơ 20g. Tất cả thái nhỏ sấy khô, hăm như chè để uống, ngày uống 100 – 150ml.
– Chữa lỵ: Mă đề, dây mơ lông, cỏ seo gà mỗi vị 20g. Sắc uống ngày một thang.
– Chữa tiêu chảy: Mă đề tươi 1 – 2 nắm, rau má tươi 1 nắm, cỏ nhọ nồi tươi 1 nắm. Sắc đặc, uống ngày một thang.
– Chữa tiêu chảy mạn tính: Hạt mă đề 8g, cát căn, rau má, đẳng sâm, cam thảo dây mỗi vị 12g, cúc hoa 8g. Sắc uống ngày một thang.
Therealtz © VietBF