Mặc dù tàu sân bay "made in China" đang trong giai đoạn hoàn thiện và theo kế hoạch sẽ hạ thủy vào cuối năm nay. Biển Đông sẽ "dậy sóng" khi tàu sân bay này chọn là nơi để hạ thủy. Vậy mà chiếc tàu sân bay mới này đă lộ khả năng tác chiến vẫn rất yếu ớt.
Tàu sân bay 001A “made in China” đang trong giai đoạn hoàn thành
Hiện nay, hải quân Trung Quốc đang chỉ có một chiếc tàu sân bay duy nhất là Liêu Ninh vốn được cải tạo từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraine. Theo báo Tin Tức của Australia, có thể tàu sân bay Liêu Ninh sẽ vĩnh viễn chỉ được sử dụng cho mục đích huấn luyện.
Về lư thuyết, tàu sân bay Liêu Ninh có thể chở được 36 chiếc máy bay cánh cố định và trực thăng, trong đó có 24 chiến đấu cơ J-15, nhưng tới năm 2014, Trung Quốc mới chỉ có 5 phi công đủ năng lực hạ cánh xuống tàu sân bay.
Đến hôm nay, số lượng phi công đạt chuẩn như vậy vẫn rất ít và việc này liên quan tới sự cố gây chết người trong quá tŕnh tập luyện mà quân đội Trung Quốc lần đầu xác nhận vào tháng 7 vừa qua.
Giờ đây, công tác chế tạo chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc đang bước vào giai đoạn cuối cùng. Dự kiến, cuối năm 2016 này, Trung Quốc sẽ hạ thủy tàu sân bay 001A tự ḿnh chế tạo và bàn giao cho hải quân vào năm 2018 hoặc năm 2019.
Dù so với tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay 001A hơn hẳn về sức chiến đấu, nhưng vẫn phải đối mặt với điểm yếu chí mạng là thiếu phi công lái máy bay chiến đấu cho tàu sân bay. Đồng thời, sức chiến đấu của tàu sân bay “made in China” c̣n bị ảnh hưởng tiêu cực từ việc không có hệ thống phóng (cả hơi nước lẫn điện từ) dành cho máy bay và không được trang bị động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
Theo truyền thông Đức, những thiếu hụt nêu trên khiến tàu sân bay Trung Quốc không thể nào có được khả năng tác chiến thực sự và đương nhiên vẫn rất lạc hậu so với đội tàu sân bay Mỹ vốn đang có 10 chiếc lớp Nimitz đang hoạt động và 2 chiếc lớp Ford hiện đại hơn đang được đóng mới.
Therealtz © VietBF