Ai cũng biết đằng sau những tấm huy chương là mồ hôi và nước mắt. Cũng có khi phải đổi bằng cả máu. Nhưng nếu bạn biết được sự thật sau những tấm huy chương vàng của thể thao Trung Quốc bạn sẽ bật khóc.
Đằng sau những tấm huy chương của đoàn thể thao Trung Quốc là nỗi đau và giọt nước mắt của biết bao đứa trẻ.
Thành công của đoàn thể thao Trung Quốc tại kỳ Olympic vừa qua là không thể phủ nhận. Trên thực tế, họ đă liên tục giữ vững được vị trí trong top 3 trong tất cả các kỳ Olympic mùa hè kể từ Olympic Sydney năm 2000. Đây là một thành tích vô cùng ấn tượng.
Tuy nhiên, một mặt quốc gia này đă chứng minh được khả năng không thể phủ nhận trong việc đào tạo ra những nhà vô địch đẳng cấp thế giới bằng cách mang về những tấm huy chương trong mỗi sự kiện thể thao quốc tế, mặt khác chương tŕnh huấn luyện thể thao của họ lại bị lên án v́ sự tàn bạo.
Có một sự thật là phần lớn các vận động viên thể thao Trung Quốc đều bắt đầu hành tŕnh chinh phục Olymic của ḿnh từ khi tuổi đời c̣n rất trẻ. Để mang vinh quang về cho tổ quốc, hầu như tất cả họ đều phải hi sinh tuổi thơ và lớn lên bên các huấn luyên, các cán bộ và những vận động viên khác, thường xuyên phải xa gia đ́nh để có thể tập trung vào tập luyện.
Theo kênh iTV đưa tin, cứ 10 tiếng mỗi ngày, những đứa trẻ tầm 4 tuổi được đưa vào một chế độ đào tạo được thiết lập ra để biến chúng thành những nhà vô địch trong tương lai. Quy tŕnh này được tiến hành với cường độ giống như quân đội.
Trong suốt quá tŕnh, những đứa trẻ sẽ phải hoàn thành các bài luyện tập , bị ép phải uốn dẻo, đu xà, xoạc chân… Chúng luôn luôn bị đẩy tới giới hạn cao nhất của ḿnh.
Johannah Doecke – huấn luyện viên môn lặn tại Đại học Indiana (Mỹ) trả lời hăng Reuters vào năm 2012: “Bạn vẫn tự hỏi tại sao vận động viên nữ Trung Quốc lại thành công đến thế? Bởi hầu như những người đàn ông là huấn luyện viên. Những người phụ nữ phải phục tùng theo đúng nghĩa đen. Nếu họ dám phản đối bất cứ điều ǵ, họ sẽ bị trừng phạt, bị tát không nương tay. Đó là một hệ thống rất tàn bạo”. Doecke huấn luyện cho vận động viên lặn người Trung Quốc Chen Ni. Cô kể rằng Chen Ni rất sợ hăi mỗi khi mắc lỗi, cô ấy sẽ ngay lập tức cúi đầu và xin lỗi. Bên cạnh đó, khi làm việc với các huấn luyện viên Trung Quốc khác tại Mỹ, họ nói với Doecke rằng: “Nếu bạn muốn cô ấy có một màn tŕnh diễn tốt, bạn phải đánh cô ấy”.
Gần nửa triệu trẻ em đă trải qua quá tŕnh đào tạo cứng rắn như thế tại 3.000 trường thể thao tại Trung Quốc. Con số này có vẻ rất đáng kinh ngạc, nhưng chỉ có những đứa trẻ tài năng và tận tâm nhất được lựa chọn cho trận đấu cuối cùng.
Ở một trường thể thao tại Hàng Châu, mỗi năm có khoảng 900 đứa trẻ được chọn ra từ những hộ nông thôn gần thành phố. Hầu hết chúng đều mới học mẫu giáo. Những câu chuyện về thành công quá “nhan nhản”. C̣n với những đứa trẻ Trung Quốc có khả năng thoát nghèo nhờ vinh quang trên trường quốc tế, những câu chuyện về thất bại của chúng cũng nhiều không kém.
Ngoài việc bị cáo buộc lạm dụng và tàn bạo, hệ thống huấn luyện thể thao Trung Quốc cũng đă phải đối mặt với những lời chỉ trích v́ sự đối xử không công bằng vơi những vận động viên kém may mắn hơn. Do phải lớn lên trong điều kiện được đào tạo duy nhất một kỹ năng, họ không được giáo dục đầy đủ và không đủ hành trang để tồn tại bên ngoài giới thể thao.
Zhang Shangwu là một người đă được tuyển chọn vào trường thể thao khi mới lên 6. Anh đă dành trọn cuộc đời để luyện tập chăm chỉ, nhưng giấc mơ của anh đă tan biến sau khi anh gặp một chấn thương năm 18 tuổi. Người đàn ông 32 tuổi này trả lời iTV:” Tôi cảm thấy hoàn toàn mất mất. Tôi đă luyện tập kể từ khi học mẫu giáo, và bỗng nhiên tôi bị bỏ lại, như một con thú bị trả về thiên nhiên. Tôi đă được huấn luyện trong chế độ chuyên nghiệp nên tôi chẳng được học ǵ cả, không có kỹ năng nghề nghiệp nào hết”. Zhang đă phải sống trên đường phố và chật vật mưu sinh.
Vietbf @ sưu tầm.