Vietbf.com - Từ ngày 4 đến 5/9, hội nghị nhóm các nền kinh tế lớn G20 sẽ diễn ra tại thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Thứ trưởng Lư Bảo Đông khẳng định Bắc Kinh không muốn các nước bàn về các vấn đề ngoại giao nhạy cảm, như t́nh h́nh tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ở Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lư Bảo Đông (G) họp báo ngày 15/08/2016, tại Bắc Kinh. Reuters
Trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm nay, khi được hỏi Trung Quốc sẽ cho phép thảo luận về Biển Đông trong cuộc họp thượng đỉnh hai ngày 4 và 5 tháng Chín tới hay không, thứ trưởng Ngoại Giao Lư Bảo Đông (Li Baodong) nói rằng các nhà lănh đạo không nên bị phân tâm v́ các chủ đề khác.
Reuters ghi nhận ông Lư Bảo Đông đă không trả lời trực tiếp câu hỏi. Theo ông, hội nghị G20 Hàng Châu là về kinh tế, nếu muốn thành công cần phải tập trung vào mục đích phát triển kinh tế bền vững, mạnh mẽ và cân bằng. Ông nói : « Chúng tôi tin rằng các nước thành viên sẽ thảo luận về chủ đề quan trọng này và t́m ra giải pháp ».
Lănh đạo các nền kinh tế lớn trên thế giới họp thượng đỉnh vào lúc thương mại đang chậm lại và tăng trưởng toàn cầu ảm đạm. Trong cuộc gặp G20 tháng trước, các nhà hoạch định chính sách chú trọng đến tác động của việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu và xu hướng bảo hộ đang tăng lên.
Hội nghị thượng đỉnh lần này đóng vai tṛ quan trọng trong lịch tŕnh ngoại giao của chủ tịch Tập Cận B́nh, và Bắc Kinh hy vọng sẽ diễn ra suông sẻ.
Nhưng theo giới ngoại giao, cuộc gặp giữa Tập Cận B́nh với các nhà lănh đạo khác trong đó có Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, được hy vọng là sẽ đề cập đến các chủ đề khó nuốt, như sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh tại Biển Đông.
Trung Quốc không công nhận phán quyết của Ṭa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye hôm 12/7 khẳng định yêu sách chủ quyền dựa trên đường lưỡi ḅ tự vẽ bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông, là bất hợp pháp.
Tháng trước Bắc Kinh đă ngăn chận được việc ASEAN ra thông cáo chung về Biển Đông, và trong tháng này đă cảnh cáo Ấn Độ không nên can dự vào tranh chấp Biển Đông, nếu muốn « duy tŕ quan hệ kinh tế tốt đẹp » với Trung Quốc.