Một chiếc chiến đấu cơ F-22 của Mỹ không thể hoạt động được chỉ bởi v́ những vị khách “không mời mà đến” - hơn 20.000 chú ong. Mặc dù phát hiện ra điều này nhưng những nhân viên ở đây không dám làm tổn hại đến những chú ong này v́ chúng nằm trong nhóm có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Chiếc F-22 thuộc Không đoàn 192 phải "đắp chiếu" tạm thời ngày 11/6 sau khi nhân viên tại căn cứ hỗn hợp Langley - Eustis, bang Virginia, phát hiện có gần 20.000 con ong bám phía ngoài máy bay, CNN đưa tin ngày 12/8.
Thay v́ tự xử lư, các nhân viên nhận thấy loài ong này có nguy cơ tuyệt chủng nên đă liên hệ với Andy Westrich, người nuôi ong địa phương và là cựu binh hải quân Mỹ. Westrich mô tả đây là đàn ong lớn nhất ông từng thấy.
Westrich dùng ống chân không chuyển ong vào các xô lớn và đưa chúng đến nơi khác. Đàn ong nặng khoảng 3,6 kg, tương ứng khoảng 20.000 con ong.
Trung sĩ Gregg Allen, trưởng nhóm bộ phận đảm bảo chất lượng nhóm bảo dưỡng 192, dường như cũng là người nuôi ong, nhận định đàn ong có thể đă tách ra từ một đàn lớn hơn nhiều sống đâu đó trong căn cứ.
"Ong thường phát triển liên tục và chúng trở nên quá đông", Allen nói. "Đàn ong sẽ tạo ra một ong chúa mới, mang theo nửa số ong tới địa điểm khác".
Theo Westrich, ong chúa có thể đă đậu xuống F-22 nghỉ ngơi. Do ong thợ không bao giờ rời ong chúa, chúng bay quanh phi cơ rồi bám vào đây. Chiếc F-22 hoạt động trở lại sau khi đàn ong được xử lư.
F-22 Raptor, chiến đấu cơ đa nhiệm thế hệ 5 của Mỹ, được thiết kế để thay thế các chiến đấu cơ, cường kích khác trong kho vũ khí quân đội Mỹ. Tuy nhiên, do chi phí tăng vọt và có vấn đề kỹ thuật, không quân Mỹ mới chỉ tiếp nhận 188 phi cơ từ nhà sản xuất Lockheed và họ không có kế hoạch sản xuất thêm F-22.