Trung Quốc vừa phóng một vệ tinh có trang bị radar vũ trụ được coi là mạnh nhất của nước này, để giám sát biển Đông. Đây là khu vực tranh chấp mà Mỹ và nhiều quốc gia tuần tra bảo vệ tự do hàng hải.
Vệ tinh Gaofen 3 được phóng lên bằng tên lửa Trường Chinh 4C hôm 10/8. Ảnh: Xinhua
Vệ tinh này có tên là Gaofen 3 có thể “nh́n” xuyên qua mây, thậm chí một số loại vật cản trên mặt đất để chụp ảnh với độ phân giải lên đến 1m. Vệ tinh này được phóng bằng tên lửa Trường Chinh 4C từ Trung tâm phóng vệ tinh Taiyuan ở tỉnh Sơn Tây.
Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) được gắn trên Gaofen 3 có thể phát ra vi sóng điện từ vào vật để vệ tinh thu được h́nh ảnh có độ phân giải cao. Các ăng-ten của Gaofen 3 dài đến 18m, dài hơn ăng-ten của bất kỳ vệ tinh nào của Trung Quốc.
Theo báo chí nhà nước Trung Quốc, Gaofen 3 sẽ là vệ tinh đầu tiên của Trung Quốc phục vụ mục đích dân sự bằng các bức ảnh chụp cả ngày và đêm, dù trên đất liền hay trên biển, dưới bất kỳ điều kiện thời tiết nào, như mưa, khói mù, sương mù, băo cát, v́ vệ tinh này hoạt động không phụ thuộc vào ánh sáng và nhiệt độ tự nhiên. Vệ tinh này sẽ được sử dụng để cảnh báo sớm thảm họa, dự báo thời tiết, quản lư, giám sát tài nguyên nước…
Thiết bị SAR sử dụng công nghệ nội địa để giúp vệ tinh t́m kiếm các mục tiêu quan tâm trên biển rộng với tốc độ cao. Khi khóa mục tiêu nào đó, nó có thể ngay lập tức chuyển chế độ sang quan sát cận cảnh và liên tục với độ phân giải cao trong suốt hơn 1 giờ bay. Gaofen 3 có 12 chế độ, phần mềm và phần cứng của nó được thiết kế cho những mục đích cụ thể khác nhau.
Vệ tinh PAZ sắp được Cơ quan Hàng không vũ trụ châu Âu sắp phóng vào cuối năm nay có độ phân giải tương tự nhưng chỉ có 3 chế độ h́nh ảnh. V́ thế, Gaofen 3 sẽ “phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau cho nhiều người dùng khác nhau”, ông Wu Shunjun, chuyên gia về công nghệ radar tại Pḥng Nghiên cứu tín hiệu radar quốc gia tại ĐH Khoa Kỹ ở Tây An (Trung Quốc), nói với báo Hong Kong South China Morning Post.
Trung Quốc từng phóng nhiều vệ tinh SAR, một số trong đó thậm chí có độ phân giải cao hơn, nhưng hầu hết phục vụ mục đích quân sự hoặc theo dơi của chính phủ, như lần theo các phương tiện đáng ngờ ở khu tự trị Tân Cương nhiều bất ổn hoặc giám sát tàu thuyền trên biển Đông.
Việc sử dụng vào mục đích dân sự như nghiên cứu môi trường hay mực nước biển chịu tác động của biến đổi khí hậu đều phải dựa vào h́nh ảnh do các hăng dịch vụ vệ tinh nước ngoài cung cấp. “Vệ tinh này sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc giám sát môi trường biển, các đảo và băi đá, tàu thuyền và giàn khoan”, China Daily dẫn lời ông Xu Fuxiang, trưởng nhóm dự án của Cục Khoa học, Công nghệ và Công nghiệp quốc pḥng Trung Quốc. “Những vệ tinh như Gaofen 3 sẽ rất hữu ích trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích trên biển”, ông Xu nói.
Ông Xu cho biết, Trung Quốc có kế hoạch phóng tiếp 3 vệ tinh nữa cùng loại với Gaofen. Các vệ tinh này cũng có bộ phận cảm quang từ xa, cùng thu thập h́nh ảnh để tạo nên mạng lưới quan trắc Trái đất có độ phân giải cao, hoạt động theo thời gian thực, trong mọi điều kiện thời tiết, quan trắc toàn cầu trên nhiều nền tảng, bao gồm các vệ tinh, khí cầu b́nh lưu và máy bay.
Nhật Bản, Philippines cùng phê phán Trung Quốc
Hôm qua, Nhật Bản và Philippines cùng lên tiếng kêu gọi Trung Quốc tôn trọng pháp quyền trong giải quyết tranh chấp trên biển, sau khi Ṭa Trọng tài quốc tế bác bỏ các đ̣i hỏi quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Đông.
Trong cuộc gặp tại Davao, thành phố miền nam Philippines, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida và người đồng cấp Philippines Perfecto Yasay cam kết hợp tác chặt chẽ để tăng cường an ninh biển, trong bối cảnh hai nước này đều đang phải đối phó những tranh chấp riêng biệt với Trung Quốc.
“Chúng tôi đồng ư rằng, trong quá tŕnh theo đuổi một giải pháp xử lư xung đột trên biển, điều quan trọng là phải dựa trên pháp quyền và sử dụng các biện pháp ḥa b́nh, không sử dụng vũ lực hay ép buộc”, ông Kishida nói. “Chúng tôi kêu gọi và thúc giục Trung Quốc bảo đảm rằng, an ninh biển và pháp quyền phải được tôn trọng hoàn toàn và không khoan nhượng”, ông Yasap tuyên bố.
Ông Yasap nói: “Chúng tôi có trải nghiệm tương tự trên biển Đông và Hoa Đông đối với một số hành động sử dụng vũ lực, hăm dọa và khiêu khích nhằm khẳng định đ̣i hỏi chủ quyền đối với lănh thổ nhất định”.
Ngoại trưởng Nhật Bản cam kết, Nhật Bản, dù không phải bên tranh chấp trên biển Đông, vẫn sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước liên quan để có giải pháp ḥa b́nh cho các tranh chấp trên biển.
Ông Kishida cam kết, Nhật Bản sẽ tiếp tục viện trợ cho Philippines để nước này tăng cường năng lực bảo đảm an ninh trên biển. Nhiều tàu tuần tra mà Tokyo cam kết với người tiền nhiệm của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ được đưa đến Manila vào cuối tháng này, báo Japan Times dẫn lời ông Kishida.
Therealtz © VietBF