Hôm qua 7/8, 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc lại tiếp tục xông vào vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư. Hành động tiếp tục chọc giận Nhật Bản này khiến quan hệ giữa hai nước leo thang căng thẳng. Nhật Bản đâu phải tay vừa mà để TQ dễ dàng xâm lược đến vậy?
Trong những ngày qua, Trung Quốc liên tục điều hải cảnh và tàu cá đi vào vùng biển 12 hải lư gần quần đảo tranh chấp, trong khi Nhật Bản đă triệu Đại sứ của Trung Quốc đến để phản đối, tuyên bố sẽ tăng cường cảnh giới để ngăn cản tàu của Trung Quốc đi vào vùng biển nói trên.
Hôm nay (7/8), Trung Quốc thông báo tiếp tục điều 2 tàu hải cảnh đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư .
Cục Hải dương Trung Quốc cho biết, hai tàu hải cảnh mang số hiệu 2166 và 33115 đă tiến hành “tuần tra hàng hải” trong khu vực lănh hải quần đảo Điếu Ngư mà Nhật Bản gọi là Senkaku.
Hoạt động này được thực hiện chỉ 2 ngày sau khi Trung Quốc cử 2 tàu hải cảnh hộ tống nhiều tàu cá đi vào vùng biển gần quần đảo tranh chấp nói trên.
Trước đó, trong tháng 6 vừa qua, Trung Quốc xác nhận lần đầu tiên đưa tàu chiến vào vùng biển gần khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Về phía Nhật Bản, Bộ Ngoại giao nước này đă triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo Tŕnh Vĩnh Hoa đến để phản đối vụ 2 tàu hải cảnh của Trung Quốc hộ tống nhiều tàu cá đi vào vùng biển gần quần đảo mà hai nước đều tuyên bố chủ quyền.
Phía Nhật Bản phản đối mạnh mẽ hành động làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc, cho biết sẽ tăng cường cảnh giới tại khu vực này.
Đáp lại, ngày hôm qua (6/8), Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă lên tiếng phản ứng việc Nhật Bản triệu Đại sứ Trung Quốc đến để phản đối.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh tiếp tục cho rằng, Trung Quốc có chủ quyền đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku và vùng biển phụ cận, yêu cầu Nhật Bản “điềm tĩnh” nh́n nhận t́nh h́nh thực tế và “không được áp dụng bất cứ hành động nào có thể khiến t́nh h́nh căng thẳng và phức tạp hơn”.
Quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản gần đây gia tăng căng thẳng không chỉ do tranh chấp chủ quyền mà c̣n do hàng loạt vấn đề khác nhau, như mâu thuẫn trong vấn đề thức lịch sử hay nghị kỵ lẫn nhau về xu hướng phát triển quân sự.
Bộ Quốc pḥng Nhật Bản gần đây công bố Sách trắng quốc pḥng năm 2016 trong đó liệt kê hàng loạt những hành động đơn phương gây căng thẳng của Trung Quốc ở Biển Đông đă khiến Trung Quốc phản ứng mạnh.
Trung Quốc cũng tỏ ra không hài ḷng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cải tổ nội các, bổ nhiệm bà Tomomi Inada giữ chức Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản, v́ cho rằng bà Inada có quan điểm cứng rắn trong vấn đề nhận thức lịch sử, thường xuyên đến viếng ngôi đền Yasukuni, điều sẽ khiến quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản căng thẳng hơn trong thời gian tới.
Therealtz © VietBF