Số người Nhật chết vì…làm việc đang là một vấn đề đáng lo ngại ở đất nước này. Đó chính là bởi văn hóa làm việc ngoài giờ ở Nhật Bản. Những người Nhật này đã làm việc quá chăm chỉ đến nỗi chết vì kiệt sức.
Nước Nhật, đất nước của những con người chăm chỉ và gây ấn tượng với toàn thế giới với sự kỉ luật và tinh thần hăng say làm việc đến ngạc nhiên. Những hình ảnh phát triển vượt bậc cũng như sự đoàn kết vượt qua bao khó khăn của thiên tai và nhiều vấn đề xã hội của người Nhật luôn là một câu chuyện đáng học hỏi của toàn thế giới. Tuy nhiên, song song đó, hệ lụy của nhiều thế hệ người Nhật chính là sự ham việc, sự quá tải và mệt mỏi, áp lực trong cuộc sống của chính họ tự mang đến cho bản thân. Đối với họ, sự nỗ lực, sự cố gắng làm việc nhiều và nhiều hơn nữa chưa bao giờ là đủ. Có lẽ chính vì vậy, con số những người chết vì làm việc quá sức tại đất nước này đang tăng dần khiến cho người ta bàng hoàng không tả.
Năm vừa qua, người Nhật đã vô cùng bàng hoàng khi nhận về con số thống kê đối với những trường hợp "karoshi" - chết vì làm việc quá sức lên đến 189 người. Nhưng đáng sợ hơn, con số thực tế còn cao hơn mức thống kê này rất nhiều lần và phần lớn là tập trung ở giới trẻ.
Kiệt sức vì làm việc quá nhiều không còn là điều lạ tại đất nước này!
Thông thường, nếu ở một đất nước khác như Mỹ, sinh viên ra trường hoàn toàn có thể chọn cho mình công việc phù hợp hoặc chuyển việc. Tuy nhiên, ở Nhật, người ta lại coi trọng tính thâm niên và hầu hết sẽ gắn bó với công ty của mình từ thời trai trẻ cho đến khi đã là ông cụ về hưu, dù có khó khăn đến cách mấy. Và ở Nhật, người ta xem làm ngoài giờ là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống công sở.
Người ta nói về công việc ở mọi nơi và coi đó là cả cuộc sống của họ.
Nhưng với tình trạng quá tải giờ làm hiện nay thì chưa đến giai đoạn hóa thành ông lão về hưu thì những người trẻ đã phải gục ngã vì kiệt sức và rối loạn thần kinh. Kiyotaka Serizawa (34 tuổi) là một trong số những người đó.
Kiyotaka Serizawa đã chết vì bị kiệt sức.
Anh được đánh giá là một người làm việc rất chăm chỉ và chưa từng thấy ai có thể làm việc siêng năng vậy: "Đồng nghiệp của nó nói rằng thằng bé làm việc cực kỳ chăm chỉ. Họ nói rằng chưa bao giờ thấy ai làm việc chăm chỉ như nó" - cha của Kiyotaka Serizawa nghẹn ngào kể lại. Vào tháng 7 năm ngoái, chàng trai 34 tuổi này đã kết thúc cuộc đời của mình bằng cách làm việc điên cuồng cho đến kiệt sức suốt 90 giờ trong một tuần.
Một thanh niên khác đã tự sát vì áp lực công việc.
Vào những năm 1970, do mức lương từ công việc mà người dân Nhật kiếm được không đủ để trang trải, nên họ luôn cố gắng tăng ca ngoài giờ làm để kiếm thêm thu nhập cho mình. Và hệ tư tưởng đó vẫn còn được gìn giữ cho đến nay, mặc dù chính phủ Nhật đã ra chính sách một nhân viên được nghỉ phép 20 ngày trong một năm. Tuy nhiên, những nhân viên chăm chỉ vẫn không chịu nghỉ phép và nếu có, họ chỉ nghỉ khoảng một nửa số ngày nghỉ và tiếp tục theo đuổi công việc.
Một buổi làm việc căng thẳng tại Nhật.
Người ta ngủ ở khắp mọi nơi...
...mọi lúc.
Ngủ gật trở thành một hình ảnh rất thường thấy của người dân nước này!
Ngủ mọi lúc mọi nơi là những gì dễ thấy nhất ở một đất nước quá tải vì công việc.
Sau giờ làm, những người Nhật luôn cảm thấy mệt mỏi và bị ức chế thần kinh.
Một nỗi ám ảnh lớn nhất của người Nhật là họ luôn nghĩ rằng về nhà đúng giờ sẽ bị cho là không siêng năng và làm việc không hiệu quả. Do đó, họ luôn cày hết sức để thể hiện mình là một nhân viên tốt để trụ vững lâu dài ở công ty, cũng như nhận về đồng lương xứng đáng.
Mệt mỏi, nhưng người Nhật vẫn cố gắng kiên cường để theo đuổi văn hóa làm ngoài giờ và tỏ ra năng lực của mình.
Dù làm việc chăm chỉ là một điều tốt, nhưng những người dân Nhật, đặc biệt là giới trẻ đang được các nhà nghiên cứu về dân số cho là đất nước đang thoái hóa vì tình trạng người chết vì tự tử vì áp lực công việc và kiệt sức trong lúc làm ngoài giờ đang tăng cao một cách chóng mặt.
VietBF © Sưu Tầm