Vietbf.com - Nhật Bản vừa có nội các mới. Thủ tướng Shinzo Abe hôm nay, 03/08/2016, đă quyết định thay đổi một số bộ trưởng. Trong số những người mới đến, đươc chú ư nhất có lẽ là bà Tomomi Inada, tân bộ trưởng Quốc Pḥng, một phụ nữ có quan điểm cứng rắn. Trung Quốc và Hàn Quốc rất cảnh giác về vị tân bộ trưởng này.
Tân bộ trưởng Quốc Pḥng Nhật Bản Tomomi Inada tới gặp thủ tướng Shinzo Abe tại Tokyo ngày 03/08/2016.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm nay chỉ định bà Tomomi Inada giữ chức bộ trưởng Quốc pḥng, quyết định có thể khiến Trung Quốc và Hàn Quốc khó chịu.
Sự bổ nhiệm mới này của ông Abe được xem là thay đổi đáng chú ư trong quá tŕnh cải tổ nội các ở Nhật gần đây khi phần lớn các vị trí chủ chốt đều không có nhiều xáo trộn.
Bà Inada từng là người đứng đầu bộ phận chính sách của Đảng Dân chủ tự do (LPD). Bà có chung quan điểm cứng rắn và diều hâu giống Thủ tướng Abe về cải cách thời hậu chiến và hiến pháp ḥa b́nh.
Bà cũng thường xuyên viếng thăm đền Yasukuni ở Tokyo, nơi mà Trung Quốc và Hàn Quốc coi như một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt của Nhật Bản trong quá khứ.
Bà Tomomi Inada trả lời báo giới tại Tokyo ngày 3/8. Ảnh: Reuters
“Bà Inada là một chính trị gia bảo thủ và điều này được cho là một sự chuẩn bị nhằm đạt được những cải cách trong hiến pháp và áp dụng một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc”, ông Takashi Kawakami, chuyên gia an ninh thuộc Đại học Takushoku, nhận định.
Tân bộ trưởng 57 tuổi đă trở thành người phụ nữ thứ hai nắm giữ vị trí lănh đạo bộ Quốc pḥng Nhật Bản. Người đầu tiên là bà Yuriko Koike, được bổ nhiệm trong một thời gian ngắn vào năm 2007. Mới đây, bà Koike được bầu làm thị trưởng thành phố Tokyo.
Thủ tướng Abe đang nỗ lực lấy lại đà tăng trưởng kinh tế đồng thời đương đầu với những thách thức ngoại giao khi ông cân nhắc khả năng ở lại nhiệm sở khi chức vụ chủ tịch đảng LDP kết thúc vào năm 2018.
Ông Abe dự kiến đến Trung Quốc vào tháng 9 tới để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 trong bối cảnh căng thẳng Nhật – Trung leo thang do tranh chấp trên biển Hoa Đông và lối hành xử bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên Biển Đông và thời gian qua.