Khả năng tỉ phú Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ đang dần trở thành hiện hữu khi ông đang dần lấn lướt cựu ngoại trưởng Hillary Clinton. Ai lên tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ tới là mối quan tâm hàng đầu về chính trị của cả thế giới. Việt Nam và các nước châu Á lại càng lo lắng nếu ông Trump đức cử v́ khả năng ông sẽ đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ các nước này.
Tỉ phú Donald Trump trong bức ảnh chụp hôm 21.7Bloomberg
Theo Bloomberg, cuộc khảo sát giới đầu tư được ngân hàng Nomura thực hiện vạch ra cả danh sách dài những mối lo ngại về nhiệm kỳ tổng thống Mỹ của tỉ phú Donald Trump, từ nguy cơ gia tăng trong chủ nghĩa bảo hộ thương mại đến đe dọa an ninh khu vực nếu Mỹ cắt giảm cam kết Quân sự ở châu Á.
Kết luận của giới đầu tư rất rơ ràng: sau Mexico, châu Á là vùng chịu rủi ro lớn nhất nếu ông Trump bước vào Nhà Trắng.
“Một tổng thống Trump chắc chắn sẽ làm tổn thương tăng trưởng GDP của châu Á, cuối cùng đẩy lạm phát đi lên, truyền đạt thặng dư thương mại nhỏ hơn và các chính sách kinh tế vĩ mô rộng hơn”, tác giả Rob Subbaraman của báo cáo mới công bố nói.
Trong báo cáo có tiêu đề Trumping Asia của ngân hàng Nomura, 77% số người được hỏi cho rằng Mỹ sẽ gán cho Trung Quốc mác "thao túng tiền tệ" dưới thời ông Trump nắm quyền, 75% số người được hỏi cho rằng ông trùm Bất động sản áp thuế lên hàng xuất khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Chỉ 37% người trả lời nghĩ rằng tỉ phú gây tranh căi sẽ xây bức tường dọc biên giới Mỹ - Mexico.
Ngân hàng Nomura không công bố số lượng nhà đầu tư mà họ khảo sát.
Lo ngại của giới đầu tư không phải là không có cơ sở. Châu Á là trung tâm sản xuất của thế giới và nhiều nước ở khu vực này phụ thuộc vào xuất khẩu. Họ sẽ chịu rủi ro nếu các rào cản thương mại gia tăng.
Năm ngoái, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ. Nếu hạn chế thương mại được áp dụng cho nước này, hiệu ứng dây chuyền lên phần c̣n lại của châu Á sẽ là đáng kể, ngân hàng Nomura cho hay.
Hai nước châu Á dễ tổn thương nhất nếu Donald Trump bước vào Nhà Trắng là Hàn Quốc và Philippines. Hàn Quốc đối mặt với phản ứng mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất, ông Trump từng chỉ trích thỏa thuận thương mại tự do năm 2012 với Hàn Quốc, cho rằng nó đă hủy hoại 100.000 việc làm của người Mỹ. Thứ nh́, ông Trump từng thề sẽ buộc nước bạn đáp ứng toàn bộ chi phí đảm bảo an ninh từ Mỹ, điều có thể là tiêu cực cho t́nh h́nh tài khóa xứ Hàn.
Các đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ năm 2015: Trung Quốc, Canada, Mexico, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ và Ư Bloomberg
Philippines đối mặt nhiều rủi ro v́ chuyện hạn chế nhập cư có thể xảy ra. 35% người Philippines ở nước ngoài đang làm việc tại Mỹ. Ngân hàng Nomura ước tính họ đem về khoảng 31% trong tổng lượng kiều hối, nguồn vốn vào từ nước ngoài chủ yếu của kinh tế Philippines.
Quốc gia Đông Nam Á c̣n xuất khẩu khá nhiều đến Mỹ. Cam kết mang việc làm trở về nhà cho người Mỹ của ông Trump có thể đe dọa lĩnh vực gia công của Philippines. Ngành này chủ yếu phục vụ doanh nghiệp Mỹ, thu hút doanh thu có thể tương đương với tổng lượng kiều hối, hay 9% GDP, trong hai năm tới.
Hai nền kinh tế ít chịu tổn thương nhất ở châu Á là Thái Lan và Ấn Độ. Dù đa số người được hỏi không cho rằng tỉ phú 70 tuổi sẽ đắc cử, họ đồng t́nh rằng mối đe dọa từ chủ nghĩa bảo hộ là có thật.
Ông Trump từng cho biết sẽ rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái B́nh Dương (TPP), hiệp định có sự tham gia của 12 nước trong đó có Mỹ, Việt Nam, Peru và Malaysia. Ngay cả khi TTP được phê chuẩn trước khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Barack Obama rời khỏi Nhà Trắng, ông Trump vẫn có quyền đưa Mỹ rời khỏi hiệp định.
Theo luật pháp Mỹ, tổng thống có thể áp thuế trừng phạt, bao gồm 15% thế quan trong tối đa 150 ngày mà không cần được Quốc hội chấp thuận trước, trong trường hợp Mỹ chịu sự mất cân bằng “lớn và nghiêm trọng” trong thâm hụt thanh toán với một nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc bị gán mác "nước thao túng tiền tệ", họ có thể bắt đầu một loạt hạn chế thương mại. Với điều kiện rào cản thương mại gia tăng và đầu tư nước ngoài sụt giảm, các nhà hoạch định chính sách Đại lục có thể t́m cách làm suy yếu nhân dân tệ với tốc độ nhanh hơn, ngân hàng Nomura cho hay.
Ông Trump cũng có thể thay đổi quan điểm chính sách của ḿnh trong thời gian tới và giới chức châu Á đang sẵn sàng cho nhiều thông điệp không nhất quán từ lúc này.
“Tất cả chúng ta đều đang khám phá Donald Trump như chính ông ấy: một ḍng tiếp cận tuyên bố chính sách tỉnh táo. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng nó phát triển theo hướng đề cập đến lợi ích chiến lược của Mỹ trên thế giới”, Phó thủ tướng Singapore Tharman Shanmugaratnam nói hồi tháng 4.
Khi sự kiện bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm ḱ mới càng đến gần ngày kết thúc, người Mỹ ủng hộ cho ứng viên đảng Cộng ḥa Donald Trump càng t́m được nhiều lư do để bỏ phiếu cho ông. Cùng Thanh Niênđiểm qua 7 lư do người Mỹ ủng hộ cho tỷ phú này.
Therealtz © VietBF