Biểu tượng K-560 của hạm đội tàu ngầm Nga sẽ khiến NATO gặp phải rất nhiều khó khăn trong cuộc chiến dưới mặt biển với Matxcơva, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế - CSIS có trụ sở tại Mỹ nhận định. Tàu ngầm của Nga ngày càng mạnh lên. Còn tàu ngầm của Mỹ gần như yếu hơn rất nhiều.
Trong Chiến tranh lạnh, chiến tranh chống tàu ngầm là một ưu tiên của phương Tây và dù cho Liên Xô tan rã thì NATO vẫn phải gồng mình chuẩn bị để tự bảo vệ trước những hạm đội tàu ngầm hiện đại của Nga.
Một trong những tàu ngầm tiên tiến nhất hiện nay của Nga là K-560 Severodvinsk, lớp Yasen. Chiến hạm này được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tinh vi, khả năng hoạt động ít tiếng ồn với các tên lửa hành trình tầm xa, tên lửa hành trình chống hạm, ngư lôi, mìn và có khả năng di chuyển với tốc độ lên đến 35 hải lý/h.
Tàu ngầm do Nga sản xuất
Theo CSIS, NATO không còn sở hữu những tổ chức, mối quan hệ và thông tin tình báo hỗ trợ mạnh mẽ cho cuộc chiến chống tàu ngầm ở khu vực Bắc Đại Tây Dương và Biển Baltic.
Nhà nghiên cứu lịch sử hải quân Norman Polmer cho rằng 'có 2 điều đã xảy ra' đó là lực lượng tàu ngầm Nga ngày càng trở nên mạnh mẽ trong khi khả năng tác chiến chống ngầm của NATO đã bị hao hụt đi một phần lớn.
Hệ thống chống ngầm đầy đủ phải bao gồm cả các cảm biến tĩnh dưới nước, máy bay tuần tra tầm xa, tàu ngầm và tàu nổi. CSIS cho rằng tất cả các thành viên NATO cần đẩy mạnh khả năng chống ngầm của liên minh với các hệ thống của mình, đặc biệt là Hải quân Hoàng gia Anh, lực lượng được cho là sa sút khá nhiều trong vài năm gần đây.
Hiện nay, Hải quân Hoàng gia Anh được cho là đang ở vị trí thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động của mình sau khi cho toàn bộ máy bay tuần tra tầm xa nghỉ hưu vào năm 2011 và làm điều tương tự với tàu sân bay cuối cùng vào năm 2014.
Trong khi đó, Mỹ với hạm đội khổng lồ, độ bao quát rộng lại đang đóng quân ở Thái Bình Dương là chủ yếu do chiến lược xoay trục của chính phủ về khu vực này khiến khả năng chống ngầm ở Đại Tây Dương bị giảm đi.
Ngoài ra, Pháp là quốc gia có hạm đội mạnh nhất châu Âu hiện nay lại chủ yếu tập trung ở Địa Trung Hải chứ không phải Bắc Đại Tây Dương hay Biển Baltic.
Có lẽ chính vì thế mà cựu thuyền trưởng Hải quân Mỹ Jerry Hendrix thừa nhận rằng: "Khả năng chống ngầm của NATO đang giảm. Liên minh đang ở trong tình huống xấu khi phải đối mặt với hạm đội ngầm đang hồi sinh mạnh mẽ của Nga".
Vietbf @ sưu tầm.