Có lẽ nào Trump đang có hậu thuẫn của Nga? Trump sẵn sàng đánh đổi mọi thứ, dù là NATO hay WTO, để có một mối quan hệ tốt với Nga?
Ngay khi Đại hội Đảng Dân chủ khai mạc, nhiều cuộc biểu t́nh từ phía những người ủng hộ Sanders đă xảy ra sau việc 20000 email cho thấy sự thiên vị dành cho bà Clinton.
Chia rẽ sâu sắc trong ngày khai mạc Đại hội đảng Dân chủ
Bà Debbie Wasserman Schultz, chủ tịch Ủy ban toàn quốc của Đảng Dân chủ, ngày hôm qua đã bị buộc rời khỏi chức vụ sau khi Wikileaks tiết lộ gần 20.000 email cho thấy các nhà lănh đạo đảng đă t́m cách làm cho con đường được đảng đề cử của bà Clinton dễ dàng hơn bằng cách chế giễu đối thủ của bà là Thượng nghị sĩ tiểu bang Vermont Bernie Sanders.
Điều này đã dẫn tới sự náo loạn ngay trước thềm Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ ngày hôm nay. Hàng nghìn người ủng hộ ông Sanders đã biểu tình phản đối bà Clinton và cho rằng bà đã cùng với Chủ tịch đảng 'gian lận' trong cuộc bầu cử.
Thậm chí ông Trump đã vượt lên bà Clinton 48% - 45% trong cuộc thăm dò của CNN/ORC mặc dù mới đây bà Clinton còn đang dẫn trước 49% so với 42% của ông Trump. Một cuộc thăm ḍ của CBS thì cho thấy ông Trump được 44% so với 43% của bà Clinton.
Như vậy, hệ qủa của vụ rò rỉ email lần này là không hề nhỏ, không những làm sụt giảm uy tín của bà Clinton, đối thủ nặng ký nhất của Donald Trump, mà còn làm đảng Dân chủ trước đây vốn rất yên bình nay lại phải chứng kiến cảnh tượng hết sức hỗn loạn ngay trước thềm Đại hội toàn quốc như vậy.
Ông Robby Mook, Chủ tịch Đội vận động tranh cử cho biết: “Một số chuyên gia trao đổi với chúng tôi cho biết, nhiều tin tặc của Nga đă xâm nhập vào hệ thống máy tính của DNC, ăn trộm email của các thành viên trong Đảng. Một số chuyên gia khác cho biết, Nga đă công bố những email nhằm giúp đỡ Donald Trump”.
Ngoài ra, New York Times trích kết luận của một số chuyên gia cho biết, hai mật vụ Nga đă tấn công máy tính của DNC. Họ chính là thủ phạm thực hiện các vụ tấn công mạng vào Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao và Bộ Tổng tham mưu của Mỹ hồi năm ngoái.
Dữ liệu từ các email bị ṛ rỉ cho thấy, số tài liệu này được chuyển qua các máy tính của Nga. Một chuyên gia nghi ngờ, có thể chính Tổng thống Putin ra lệnh thực hiện vụ trộm hoặc những quan chức Chính phủ Nga tự làm để lấy ḷng ông Putin.
Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin dành ưu ái cho Donald Trump không quá khó hiểu. Trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ gần như “chiến tranh lạnh”, rất hiếm ứng cử viên Tổng thống nào lại thể hiện quan điểm ủng hộ Nga, như Donad Trump.
Ông Trump từng dành rất nhiều lời khen có cánh dành cho ông Putin như: “Có tư chất lănh đạo hơn ông Barack Obama, người thông minh...". Ông Trump c̣n khẳng định, nếu làm Tổng thống, ông sẽ xây dựng mối quan hệ hoàn hảo với Nga.
Chủ tịch Ủy ban các vấn đề Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga Kostantin Kosachev đã nhận định rằng nếu như giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới, ứng cử viên đảng Cộng ḥa Donald Trump trên cương vị Tổng thống Mỹ có thể sẽ giúp cho quan hệ Nga-Mỹ có nhiều khả năng được mở rộng ra.
Thêm vào đó, gần đây, sau khi yêu cầu đồng minh đóng góp nhiều hơn nữa cho Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) mới được nhận sự giúp đỡ của Mỹ trong trường hợp xảy ra các cuộc tấn công, vị ứng cử viên Đảng Cộng ḥa Donald Trump đă làm cả thế giới kinh ngạc khi chưa từng có tiền lệ một vị ứng cử viên Tổng thống Mỹ nào tiếp cận theo cách đó hướng về NATO.
Điều này khiến không chỉ những quan chức Mỹ "giật nẩy" mà c̣n khiến cả khối NATO "xáo trộn". Và đương nhiên, người vui nhất ở đây vẫn là Nga- đúng như lời Thượng nghị sĩ Đảng Cộng ḥa Lindsey Graham nhận định.
Nga khen ngợi Donald Trump v́ tuyên ngôn chưa từng có về NATO
Bằng chứng là sau khi các b́nh luận của các quan chức Quốc pḥng tại châu Âu lên tiếng về sự thay đổi vai tṛ của Mỹ ở NATO th́ nghị sĩ Nga đă ủng hộ.
Chủ tịch ủy ban đối ngoại Duma Quốc gia Nga Alexei Pushkov so sánh quan điểm của ông Trump với bà Hillary Clinton, ứng cử viên đảng Dân chủ. Ông viết rằng "Tín điều của Clinton: tăng cường liên minh chống Nga. Tín điều của Trump: chỉ đáp trả những đe dọa thực sự" và "Sự tầm thường hung hăng chống lại sự khôn ngoan".
Theo chuyên gia Xenia Wickett, Giám đốc Chương tŕnh về nước Mỹ tại tổ chức nghiên cứu chính sách đối ngoại Chatham House (Anh), thực ra ông Trump chỉ là lặp lại các lo ngại trước đây của các bộ trưởng quốc pḥng Mỹ dưới thời Tổng thống Obama (Robert M. Gates, Leon E. Panetta, Ashton B. Carter).
“Mỹ không muốn tiếp tục choàng ngân sách NATO như hiện tại. Thực ra điều này không mới dù lần này ông Trump làm dữ dội hơn. Điều đáng ngại là cách thể hiện của ông Trump lại làm lợi cho các đối thủ của NATO hơn là lợi cho liên minh” - chuyên gia Xenia Wickett nhận định.
Như vậy cả ông Putin và Donald Trump đều nhận được lợi ích mà mình đang cần ở đối phương. Không cần biết cả hai có 'ưa' nhau thật hay không nhưng chắc chắn đây là mối quan hệ có đi có lại và một câu hỏi đặt ra là phải chăng ông Trump đã 'chi' quá mạnh tay, bỏ qua cả đồng minh thân cận và gần như mạnh nhất của mình là NATO để đổi lấy mối quan hệ này?
VietBF© Sưu tập