VBF-Theo ư kiến của các chuyên gia việc ngoáy tai là việc làm không cần thiết của con người và cần từ bỏ ngay thói quen này. Bởi tai của chúng ta có thể tự làm sạch và ít ai biết rằng chính ráy tai mới là thứ giúp bảo vệ thính giác của bạn.
1. Ráy tai cũng có công dụng riêng
Ráy tai được h́nh thành do chất nhờn trong tai trộn lẫn với các tế bào chết. Nó đóng vai tṛ như một ‘vệ sĩ’ ngăn chặn côn trùng, bụi bặm… đe dọa thính giác.
Ráy tai giúp điều ḥa pH, diệt khuẩn, diệt nấm và bảo vệ lớp lót nhạy cảm của ống tai khỏi tác động của nước. Đây là một phần cơ chế tự bảo vệ của tai, giúp làm sạch, ngăn không cho bụi và vi khuẩn từ môi trường đi sâu vào bên trong tai, gây tổn thương hoặc nhiễm trùng màng nhĩ.
Ráy tai không có hại đối với sức khỏe con người v́ đó là một chất bài tiết sạch của cơ thể. Trong một số trường hợp, ráy tai c̣n có thể bảo vệ tai khỏi sự xâm nhập của các loại côn trùng nhỏ khi chúng bay vào tai. Nó giúp bảo vệ phần bên trong tai, nhờ đặc tính kháng khuẩn và giúp nước trượt ra khỏi ống tai một cách dễ dàng.
Ráy tai được h́nh thành do chất nhờn trong tai trộn lẫn với các tế bào chết. Nó đóng vai tṛ như một ‘vệ sĩ’ ngăn chặn côn trùng, bụi bặm… đe dọa thính giác. Ảnh minh họa.
2. Ráy tai có thể được tự động làm sạch
Theo Khỏe & Đẹp, ráy tai tự thoát ra bên ngoài cùng với vi khuẩn và tế bào da chết. Mỗi khi bạn tắm, nước làm ráy tay bong ra một ít, giúp nó thoát ra ngoài theo cách của riêng ḿnh. Thậm chí khi bạn nói chuyện, nhai hoặc di chuyển hàm cũng là một cách để làm ráy tai bong ra.
3. Ngoáy tai gây tổn thương thính giác
Đa phần mọi người nghĩ đơn giản rằng ngoáy tai là để giải quyết sự khó chịu của cơ thể; rằng nếu không làm vệ sinh, tai sẽ bị giảm thính lực. Thực tế, việc ngoáy tai sẽ vô t́nh đẩy cục ráy càng lúc càng vào sâu hơn dần dần gây tích tụ nhiều, tạo nên nút ráy tai và đây mới chính là nguyên nhân khiến thính giác càng lúc càng kém.
Việc ngoáy tai, dù ít hay nhiều, đều gây những chấn thương cho tai do sự ma sát, dễ dẫn đến t́nh trạng tai bị viêm nhiễm. Ngoáy tai nhiều gây rách, trầy xước lớp da bảo vệ thành ống tai, làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng xâm nhập vào gây viêm ống tai - đặc biệt là khi người bệnh bơi ở những ao hồ bẩn.
4. Ngoáy tai không đúng cách có thể gây bệnh
Ngoáy tai cũng có thể đưa thêm vi khuẩn, nấm từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da ống tai. Đặc biệt, với những người thường xuyên dùng dụng cụ kim loại để lấy ráy tai th́ c̣n có thể gây ra chứng chảy máu tai do rách da ống tai.
Những dụng cụ không được sát trùng khiến việc lất ráy tai làm tăng nguy cơ nấm tai, lây bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, các vật sắc nhọn cũng khiến thành ống tai bị viêm nếu đâm vào.
Khi hăng hái ngoáy, bạn có nguy cơ vô t́nh đâm vào màng nhĩ và làm vỡ nó. Màng nhĩ có thể vỡ với áp lực nhỏ của một que bông g̣n, gây cho bạn rất nhiều đau đớn và thậm chí mất thính giác.
Khi ngứa tai, tức là ống tai ngoài đang bị tổn thương, càng ngoáy sẽ làm thương tổn lan rộng và nặng nề hơn. Lúc này nên nhỏ thuốc dùng cho tai ngoài trong ṿng một tuần.
Trong một số trường hợp, một người có quá nhiều ráy tai sẽ ảnh hưởng đến thính giác và làm cho họ đau đớn. Điều này dễ dàng giải quyết bằng việc đến gặp một bác sĩ tai mũi họng - người giúp lấy ráy tai của bạn ra một cách nhanh chóng và không đau.
|