Mặc dù tự xưng là quốc gia lớn mạnh nhất khu vực châu Á nhưng Trung Quốc hiện cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định cả về kinh tế lẫn chính trị. Dưới con mắt nh́n của cựu trợ lư Ngoại trưởng Mỹ, chính sách đối xử với “anh em láng giềng” của Trung Quốc đă hiện lên như thế này.
Tuần Việt Nam lược trích bài phân tích của Christopher R.Hill , Cựu Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á, Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại học Denver để độc giả có thêm thông tin khi bàn về “Giấc mộng Trung Hoa”.
Đây là thời điểm khó khăn cho Trung Quốc. Sau vài thập niên tăng trưởng GDP ở mức hai con số, giờ đây t́nh trạng tăng trưởng chậm lại cho thấy hệ thống kinh tế đang gặp vấn đề.
Đă từng được ca ngợi như là một mô h́nh phát triển, nền kinh tế Trung Quốc giờ đây tỏ ra xơ cứng và cồng kềnh. Người dân Trung Quốc ngày càng lo lắng và nghi ngờ về khả năng của hệ thống trong việc hiện thực hóa lời hứa của chính phủ rằng “phép màu” kinh tế của đất nước vẫn sẽ tiếp tục. Nhiều người Trung Quốc lo ngại rằng “Giấc mơ Trung Quốc” có lẽ cũng chỉ là một giấc mơ mà thôi.
Trung Quốc không thể sửa chữa những vấn đề của nền kinh tế chỉ bằng việc kết hợp đúng đắn các đ̣n bẩy chính sách hiện có. Thay vào đó, quốc gia này phải thúc đẩy quá tŕnh cải cách và đổi mới sâu rộng hơn; và phải sẵn sàng chấp nhận tăng trưởng thấp trong ngắn hạn để đổi lấy những mục tiêu dài hạn.
Cùng lúc đó, nỗ lực cải cách sâu rộng không thể được thúc đẩy chỉ bởi các quyết định kinh tế. Trung Quốc cũng phải nhận thấy sự khác biệt giữa cách quốc gia này muốn được cảm nhận với thực tế thế giới đang nh́n nhận quốc gia này như thế nào. Trung Quốc nên tham khảo bài học trong lĩnh vực kinh doanh và nhận ra rằng nhiều hành động trên vũ đài quốc tế mang đến những rủi ro nghiêm trọng ảnh hưởng đến uy tín của nước này – và tác động tới các mục tiêu tối hậu của họ.
Ví dụ, hăy xem xét quan điểm của các nhà quan sát quốc tế về t́nh h́nh khu vực Biển Đông. Trung Quốc rơ ràng đang bắt nạt các quốc gia láng giềng phía Nam bằng cách sử dụng thuật ngữ đầy hăm doạ là “lợi ích cốt lơi” (mà để đạt được các lợi ích này, một quốc gia có thể sử dụng đến vũ lực) để theo đuổi mục tiêu của ḿnh trong rất nhiều cuộc tranh chấp. Nhưng, khi nghe từ phía các quan chức Trung Quốc, quốc gia này là một quốc gia bị chèn ép tại khu vực này. Họ cho rằng họ đă kiềm chế hoạt động của các đoàn tàu đánh cá nhằm tránh các đụng độ với láng giềng, và chính ngư dân của các nước láng giềng mới yêu sách một cách hiếu chiến các vùng biển mà nước này đă từ bỏ.
Trung Quốc hiển nhiên có sức mạnh để xua đuổi người dân bất kỳ quốc gia nào khác nếu họ muốn đối đầu. Đông Nam Á chỉ bằng một phần nhỏ diện tích và mức độ giàu có của Trung Quốc. Nhưng hành vi này có khiến cho Trung Quốc mạnh hơn trong khu vực? Liệu rằng phương pháp tiếp cận của thế kỷ 19 trong việc theo đuổi lợi ích kinh tế này có thể biện minh cho những hành động thù địch đang tiếp diễn với láng giềng của một quốc gia hay không? Rốt cuộc, các quốc gia Đông Nam Á sẽ là láng giềng của Trung Quốc trong suốt phần c̣n lại của lịch sử; và dù con dao (tức sức mạnh – NBT) của họ ngắn nhưng kư ức của họ th́ lại rất dài.
Nhiều người Trung Quốc vẫn cho rằng họ bị chỉ trích một cách không công bằng v́ sự cứng rắn gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng điều đó có đúng hay không lại rất ít ư nghĩa trong khi cái giá phải trả là sự mất niềm tin và sự lên án từ mọi người. Thực tế xă hội cơ bản mà hầu hết mọi người đều học được từ cuộc sống cá nhân của ḿnh đó là: Hạnh phúc và sự hoà hợp quan trọng hơn rất nhiều so với sự an ủi trống rỗng mà niềm tin cho rằng bạn đúng mang lại.
Christopher R.Hill (Project Syndicate)
Christopher R.Hill, Cựu Trợ lư Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Đông Á, là Đại sứ Hoa Kỳ tại Iraq, Hàn Quốc, Macedonia, và Ba Lan, Phái viên đặc biệt của Hoa Kỳ về Kosovo, Nhà đàm phán của Hiệp định ḥa b́nh Dayton, và là Nhà đàm phán chính của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên từ 2005 – 2009. Ông hiện là Trưởng khoa Quan hệ quốc tế của Trường Korbel, Đại học Denver, và tác giả của cuốn Outpost.