Hàng loạt người dân Trung Quốc đă truyền nhau rằng "Mua một phần gà rán KFC sẽ làm bạn trở thành kẻ phản bội Trung Quốc". Thông điệp này được gửi tới tất cả những người mua hoặc chuẩn bị mua đồ ăn KFC. Những thông điệp bắt đầu từ cuối tuần trước.
Theo tin tức từ báo Thanh Niên, các thương hiệu Mỹ như KFC, iPhone, McDonald’s... đang bị dân Trung Quốc tẩy chay sau phán quyết bác bỏ 'đường lưỡi ḅ' của Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan).
Mua một phần gà rán Kentucky Fried Chicken (KFC) sẽ làm bạn trở thành kẻ phản bội Trung Quốc. Đây là thông điệp mà một số khách hàng KFC ở Đại lục nhận được hồi cuối tuần qua, sau khi PCA ra phán quyết bác bỏ cơ sở pháp lư của “đường lưỡi ḅ” mà Trung Quốc đặt ra trên Biển Đông.
Trước một chi nhánh KFC ở thành phố Đường Sơn (tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc), nhiều người phản đối mang theo cờ, giương băng rôn đỏ có ḍng "Tẩy chay Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Philippines. Yêu Trung Quốc. Ăn KFC của Mỹ là làm mất mặt tổ tiên chúng ta”.
Một đoạn video xuất hiện trên nhiều trang mạng xă hội Đại lục cũng cho thấy cảnh một người phản đối bên ngoài nhà hàng cố gắng thuyết phục ba thanh niên không bước vào trong. “Nếu có chiến tranh, mỗi quả bom Mỹ thả ở nước ta đều có phần nào tiền của bạn. Nếu bạn dừng lại, bạn vẫn là người Trung Quốc. Nếu bạn bước vào, khi Mỹ và Philippines khởi động chiến tranh, bạn sẽ là kẻ phản bội”, người này nói.
Dân Trung Quốc tẩy chay hàng Mỹ sau phán quyết về 'đường lưỡi ḅ'. Ảnh: Asian Correspondent
Ba vị khách tiềm năng sau đó đi chỗ khác. Những đoạn phim trực tuyến khác cũng cho thấy nhiều người kêu gọi tẩy chay c̣n quấy rối khách hàng bên trong các chi nhánh KFC.
KFC không phải là thương hiệu ngoại duy nhất bị những người có tư tưởng cực đoan nhắm đến từ sau phán quyết của PCA. Một số người tự xưng là "yêu nước" kêu gọi ngừng mua giày Nike và điện thoại iPhone, dù smartphone này được lắp ráp ở Trung Quốc. Họ cũng kêu gọi tránh ăn hamburgers ở McDonald’s và xoài khô có xuất xứ từ Philippines.
Theo báo New York Times, phong trào phản đối Mỹ lần này yếu hơn phong trào bài Nhật bùng nổ ở Trung Quốc vào năm 2012 lúc Trung Quốc tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật trên biển Hoa Đông. Vào thời điểm đó nhiều tài sản, nhà hàng của Nhật ở Trung Quốc bị đập phá.
Lần này cũng không xảy ra biểu t́nh lớn trước các đại sứ quán ở Bắc Kinh. Đại sứ quán Philippines đă được cảnh sát mặc cảnh phục và thường phục bảo vệ đặc biệt. Báo chí nhà nước Trung Quốc cũng đă cảnh báo những người biểu t́nh tránh hành động bất hợp pháp.
Báo China Daily cảnh báo hành động phản đối có thể làm hại đến công dân Trung Quốc. Báo này cho rằng nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài ở Trung Quốc như KFC đă sử dụng lao động địa phương và mua nguyên liệu tại Trung Quốc.
Thời Báo Hoàn Cầu ngày 19/7 nhận xét nhiều cư dân mạng đă kêu gọi tẩy chay chuối Philippines, iPhone, KFC và đây là hành động mù quáng, báo Pháp luật Tp. HCM đưa tin.
VietBF© Sưu tập