Liệu TQ có dám làm liều?
Phán quyết của ṭa án thực sự tác động rất lớn đến TQ
Và sau đó sẽ là ǵ?
Một ngày sau khi Ṭa Trọng tài thường trực công bố phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách của Trung Quốc tại biển Đông, tại cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 13-7, Phó Chủ nhiệm Văn pḥng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc Quách Vệ Dân đă công bố Sách trắng có tiêu đề “Trung Quốc kiên tŕ giải quyết các tranh chấp với Philippines tại Nam Hải thông qua đàm phán” (Nam Hải là cách gọi biển Đông của Trung Quốc).
Lại dọa kiểm soát không phận
Tân Hoa xă đưa tin Sách trắng dày 49 trang với hơn 20.000 từ gồm năm phần:
- Tiếp tục khẳng định chủ quyền của Trung Quốc về các đảo trên biển Đông.
- Tổng quan về nguyên nhân tranh chấp Trung Quốc - Philippines ở biển Đông.
- Tŕnh bày về đồng thuận song phương về giải quyết tranh chấp có liên quan.
- Công bố hàng loạt hành động của Philippines làm phức tạp thêm t́nh h́nh.
- Chính sách của Trung Quốc về giải quyết vấn đề biển Đông.
CNN đưa tin nói chung theo Sách trắng, Trung Quốc tiếp tục khăng khăng bảo vệ yêu sách chủ quyền phi lư và bác bỏ phán quyết trọng tài.
Tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Ngoại giao Lưu Chấn Dân đă giận dữ đánh giá phán quyết trọng tài là “mớ giấy lộn”.
Ngày 13-7, Phó Chủ nhiệm Văn pḥng thông tin Quốc vụ viện Trung Quốc Quách Vệ Dân công bố Sách trắng. Ảnh: THX
Ông tiếp tục đưa ra chiêu bài Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng pḥng không trên biển Đông và giở giọng đe nẹt: “Nếu an ninh của chúng tôi bị đe dọa, chúng tôi có quyền lập vùng nhận dạng pḥng không”.
Báo New York Times đưa tin với hy vọng tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẽ thay đổi ư kiến, ông Lưu Chấn Dân tuyên bố Trung Quốc vẫn mong muốn tiếp tục đàm phán với Philippines.
Ông cảnh báo: “Loại bỏ sớm các trở ngại về phán quyết trọng tài sẽ giúp cải thiện quan hệ hai nước”.
EU kêu gọi áp dụng phán quyết
Cùng ngày 13-7, phát biểu tại cuộc họp báo tại Bắc Kinh, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk thông báo trong khuôn khổ chuyến thăm Trung Quốc, các nhà lănh đạo EU đă thảo luận với phía Trung Quốc về phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực.
Ông tuyên bố hy vọng phán quyết sẽ được áp dụng để thiết lập khả năng năng động nhằm t́m giải pháp giải quyết tranh chấp ở biển Đông.
Trước đó, chiều 12-7, phát biểu tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố Trung Quốc không chấp nhận đề nghị hay hành động nào dựa trên phán quyết trọng tài về biển Đông.
Ông khăng khăng cho rằng “chủ quyền lănh thổ và lợi ích hàng hải của Trung Quốc ở biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết”.
Thủ tướng Lư Khắc Cường chủ tŕ hội nghị cấp cao Trung Quốc-châu Âu lần thứ 18 cùng với hai ông Donald Tusk và Jean-Claude Juncker cũng tuyên bố Trung Quốc không thừa nhận phán quyết.
Ông c̣n kêu gọi EU giữ quan điểm khách quan và trung lập về hồ sơ này.
Ngay sau khi ṭa trọng tài công bố phán quyết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đă ra “tuyên bố về phán quyết của ṭa trọng tài về vụ Nam Hải”. Sau đó, chính phủ Trung Quốc đă ra “tuyên bố về chủ quyền lănh thổ và quyền lợi biển trên Nam Hải”.
Dọa nạt trên diễn đàn Mỹ
Ngày 12-7 (giờ địa phương), Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Washington đă tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Hội thảo về biển đông thường niên lần thứ sáu”.
Tại hội thảo, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải đánh giá phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở biển Đông sẽ làm gia tăng xung đột và ngay cả đối đầu.
Ông đổ lỗi căng thẳng gia tăng trong khu vực cho chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.
Ông cho rằng phán quyết của ṭa trọng tài chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho nhiều trường hợp “lạm dụng biện pháp trọng tài’. Ông nhấn mạnh: “Trung Quốc sẽ làm hết sức có thể để bảo vệ tự do lưu thông thương mại và chặn đứng mọi âm mưu gây bất ổn trong khu vực”.
Ông khẳng định Trung Quốc vẫn tiếp tục đàm phán với các bên khác trong tranh chấp ở biển Đông.
Trong khi đó, ông Daniel Kritenbrink, cố vấn của Tổng thống Obama, nhấn mạnh: “Mỹ có lợi ích lâu dài khi thấy các tranh chấp lănh thổ và hàng hải trong khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, bao gồm biển Đông, được giải quyết theo cách ḥa b́nh, không ép buộc và phù hợp với luật pháp quốc tế”.