VBF-Có lẽ với EU đây là thời điểm nhạy cảm nhất để thể hiện quan điểm của họ về vấn đề biển đông nhất là sau khi PCA ra phán quyết về đường lưỡi ḅ. Những do dự này của EU không phải là không có lư do bởi họ muốn tránh TQ mà thôi.
Các chính phủ châu Âu chưa thể đạt được tuyên bố chung về Biển Đông sau phán quyết của PCA v́ lo ngại phản ứng từ Trung Quốc cũng như vấn đề tranh chấp hàng hải trong nội bộ liên minh.
Theo Reuters, Trung Quốc đă phản ứng giận giữ sau khi PCA ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông. Đặc phái viên Trung Quốc tại Washington nói phán quyết sẽ chỉ làm "gia tăng xung đột và đối đầu". Dù vậy, Bắc Kinh vẫn cam kết đàm phán trong các vấn đề tranh chấp tại tuyến đường hàng hải quan trọng này.
Mặc dù Mỹ hối thúc Liên minh châu Âu (EU) thể hiện lập trường sau phán quyết của ṭa, khối đă không thể đưa ra được tuyên bố chung. Theo đó, các nhà ngoại giao châu Âu đă không thể t́m kiếm những từ ngữ mà được toàn bộ 28 quốc gia thành viên chấp nhận.
EU từng ra tuyên bố nói liên minh không có vai tṛ trong vấn đề tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và Philippines. Nhưng EU lo ngại hoạt động quân sự hóa các đảo, rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông. Liên minh mong muốn luật pháp quốc tế được tuân thủ ở khu vực này.
SkipAdAd finishes in 10 seconds
Mâu thuẫn nội bộ
Reuters nhận định, vấn đề tranh chấp hàng hải giữa hai thành viên EU là Slovenia và Croatia là một trong những yếu tố cản trở phản ứng của khối. Croatia đă rút khỏi vụ kiện vào năm 2015, cùng thời điểm Ṭa Trọng Tài tuyên bố có đủ thẩm quyền thụ lư vụ kiện Biển Đông.
Croatia muốn EU không đề cập đến Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) trong tuyên bố cuối cùng. Điều này khiến các chính phủ châu Âu khác thất vọng trong khi quan chức EU đến hội nghị thượng định Á-Âu (ASEM) tại Mông Cổ vào ngày 15/7.
"Chúng tôi có thể nói rằng phán quyết của ṭa quốc tế cần phải được tôn trọng", một nhà ngoại giao giấu tên nói, với lư do các cuộc thảo luận vẫn đang được tiến hành. "Đây không phải vấn đề ai phải chịu trách nhiệm".
Tác động của Trung Quốc
Khó khăn ngăn cản EU ra tuyên bố chung c̣n nằm ở các yếu tố khác, Reuters cho biết. Các quốc gia Đông Âu như Hungary đă chịu sự tác động mạnh mẽ từ Trung Quốc trong những tháng qua.
Bắc Kinh cung cấp các hợp đồng giá trị và đẩy mạnh đầu tư, nhằm mong muốn một số nước Đông Âu hỗ trợ lập trường của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như muốn được ưu đăi hơn trong vấn đề tranh chấp thương mại với Brussels, các nhà ngoại giao cho biết.
Anh và Pháp và hai quốc gia trong khối lên tiếng mạnh mẽ nhất, kêu gọi Trung Quốc không làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Anh ở Brussels đă không c̣n có thể duy tŕ tầm ảnh hưởng kể từ khi Anh bỏ phiếu rời EU vào tháng trước.
Sự chia rẽ như vậy khiến EU khá rụt rè trong việc lên tiếng về trật tự hàng hải quốc tế. Điều này thậm chí có thể làm suy yếu vị thế của liên minh, một số nhà phân tích nhận định.
Ngay cả khi một tuyên bố chung có thể được EU đưa ra trong vài ngày tới, cuộc gặp giữa lănh đạo cấp cao hai bên trong vừa qua đă khiến vấn đề hạ nhiệt đáng kể. Giới chức EU hầu như bỏ qua vấn đề Biển Đông trong cuộc họp cấp cao lần thứ 18 giữa EU-Trung Quốc ở Bắc Kinh hồi tuần này.
Mối quan tâm hàng đầu của EU đối với Trung Quốc hiện nay tập trung vào thương mại. EU đang chờ đợi khoản đầu tư 2 tỷ euro từ Trung Quốc vào quỹ cơ sở hạ tầng châu Âu. Hai bên cũng đàm phán về mâu thuẫn trong vấn đề xuất khẩu thép.
Trong khi ông Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu đă đề cập đến vấn đề Biển Đông trong bài phát biểu tại Bắc Kinh, đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU, bà Federica Mogherini tỏ ra thận trọng khi nói rằng liên minh không có lập trường về vấn đề chủ quyền ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên tôn trọng quyết định pháp lư.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cũng chỉ đưa ra tuyên bố tập trung vào việc thúc đẩy quan hệ đầu tư và t́m cách giải quyết cho cuộc khủng hoảng thừa thép.
Xem thêm: Lư do Campuchia không lên tiếng sau phán quyết Biển Đông
|