Chính quyền Nhật Bản đă tuyên bố sẽ kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Hoa Đông lên Ṭa Trọng tài thường trực (PCA).
Thông tin này đă được đưa bởi hăng tin Kyodo của Nhật Bản. Cụ thể, Ủy ban về khai thác tài nguyên biển Hoa Đông thuộc đảng Dân chủ tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản đă quyết định khởi kiện Trung Quốc lên Ṭa trọng tài thường trực PCA, căn cứ theo Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Động thái này nhằm ngăn chặn và buộc Trung Quốc dừng hoạt động khai thác tại các mỏ dầu khí trên biển Hoa Đông.
Đảng cầm quyền Nhật Bản nhận định hành động đơn phương của Trung Quốc đối với các thỏa thuận khai thác dầu khí mà hai bên đă đạt được từ hồi 2008 là vi phạm Điều 74 của UNCLOS, quy định về nghĩa vụ nỗ lực thực hiện thỏa thuận đă kư kết giữa các nước.
Nhật Bản sẽ kiện Trung Quốc v́ phá vỡ thỏa thuận khai thác dầu khí ở biển Hoa Đông.
Nội dung chủ yếu của thỏa thuận Trung-Nhật năm 2008 gồm: Hai nước cùng khai thác tài nguyên ở một khu vực được xác định bằng hiệp thương; Hoan nghênh pháp nhân Nhật Bản tham gia khai thác ở mỏ dầu Xuân Hiểu theo quy định của luật pháp Trung Quốc về hợp tác đối ngoại để khai thác dầu khí đại dương.
Căng thẳng giữa hai nước Trung - Nhật bùng phát tháng 9/2010 khi Nhật bắt giữ một tàu đánh cá của Trung Quốc do tàu này va chạm với hai tàu tuần tra biển của Nhật gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Trung, Nhật cùng tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng ngoại giao khiến thỏa thuận về khai thác chung trên biển bị gác lại cho đến nay.
Tokyo sẽ khởi kiện Bắc Kinh dựa trên cơ sở này.
LDP khẳng định, Đảng này tin rằng cần vận dụng một cách đầy đủ cơ quan tư pháp quốc tế sau thành công của Philippines đối với vụ kiện của Trung Quốc về căn cứ pháp lư của "Đường chín đoạn" mà nước này áp đặt trên Biển Đông.
Trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, LDP đặt kế hoạch hoàn thành nội dung cụ thể của phương án kiện Trung Quốc ra PCA, và gửi yêu cầu tới Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong tháng 7.
Ông Yoshiaki Harada, Chủ tịch Ủy ban khai thác tài nguyên trên Biển Hoa Đông đă lắng nghe ư kiến từ Bộ ngoại giao và Bộ tư pháp Nhật trong giai đoạn thảo luận.
Theo tờ Thời báo Hoàn Cầu, Bộ ngoại giao Trung Quốc trước đó từng nhiều lần tuyên bố hoạt động khai thác dầu khí mà nước này tiến hành trên biển Hoa Đông "nằm ở vùng biển thuộc quyền quản lư không tranh căi của Trung Quốc", đồng thời cảnh cáo Nhật Bản "không có quyền phát ngôn bừa băi".
Trước khi thông tin này được lan truyền, dư luận cho rằng đây là tương lai không xa đối với Tokyo.
Mỹ ủng hộ
Hồi năm 2013, Nhật Bản cũng đă "kiện" Trung Quốc về khu nhận diện pḥng không (ADIZ) của nước này trên Biển Hoa Đông.
Tokyo đă chính thức yêu cầu Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (International Civil Aviation Organization, viết tắt là ICAO)- một tổ chức hàng không của Liên hợp quốc- xem xét liệu các "quy chế" ADIZ do Bắc Kinh đơn phương áp đặt có gây nguy hiểm cho các máy bay hàng không dân dụng quốc tế khi đi qua Hoa Đông hay không.
ADIZ Bắc Kinh tuyên bố ở Hoa Đông bao gồm một khu vực rộng lớn bao gồm cả nhóm đảo Senkaku hiện do Nhật Bản kiểm soát cũng như một phần ADIZ của Hàn Quốc, Nhật Bản.
Nhật Bản xem các tuyên bố của Trung Quốc là nhằm tranh giành quyền kiểm soát nhóm đảo Senkaku mà Bắc Kinh yêu sách chủ quyền với tên gọi Điếu Ngư.
Khi đó, Mỹ cũng hoàn toàn đồng ư với quyết định này của Nhật Bản.
Chính phủ Nhật Bản và Mỹ đă gửi một bức thư chung tới ICAO. Trong bức thư này, Nhật Bản và Mỹ yêu cầu Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế xem xét "việc Trung Quốc dựa trên lư do thiết lập Vùng nhận dạng pḥng không để yêu cầu các máy bay bay bên ngoài vùng quản lư bay của nước này phải tuân theo chỉ dẫn của Trung Quốc có vi phạm quy định của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế hay không".
Ngoài Mỹ, Anh và Úc cũng đồng thời ủng hộ đề xuất trên. Mỹ, Nhật, Hàn c̣n điều các máy bay quân sự tới khu vực để chứng tỏ rằng họ không công nhận ADIZ của Trung Quốc.
Nhật Bản ngày 27/11 đă yêu cầu các hăng hàng không không tuân thủ các yêu cầu của Bắc Kinh. Hôm 29/11, tại Canada trong cuộc họp của ICAO, Nhật Bản cũng công bố đề xuất này.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ ngày 29/11 đă khuyên các hăng hàng không dân sự nước này làm theo các yêu cầu của Trung Quốc, mặc dù không công nhận ADIZ Trung Quốc.
VietBF© Sưu tập