Cuộc tập trận của Trung Quốc tại Biển Đông đang diễn ra rất dữ dội. Đây chính là hành động giương "cơ bắp" của họ tại đây. Họ đă bắn tên lửa, đạn thật trong cuộc tập trận ở biển Đông bất chấp sự phản đối từ nhiều nước không những đe dọa an ninh khu vực mà c̣n nhằm đe dọa không ngán chiến tranh tại đây với Mỹ.
Ngày 10/7, các phương tiện truyền thông Trung Quốc tiếp tục đưa thông tin, h́nh ảnh cuộc tập trận lớn ở biển Đông của nước này. Cuộc tập trận chính thức bắt đầu từ ngày 8/7. Đài Truyền h́nh trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng h́nh ảnh các máy bay chiến đấu, chiến hạm bắn tên lửa thật, trực thăng cất cánh và các tàu ngầm đang di chuyển.
Trung Quốc tập trận đạn, tên lửa thật ở biển Đông, đe dọa an ninh khu vực. Ảnh: Reuters
Tờ PLA Daily thông tin cuộc tập trận này tập trung kiểm soát không phận, thủy chiến và chống tàu ngầm. Mặc dù tờ China Morning Post nhận định đây là cuộc tập trận dùng đạn, tên lửa thật lớn nhất của Trung Quốc ở biển Đông nhưng Bắc Kinh lại tuyên bố đây là tập trận “thông thường”. Họ không cho rằng việc này bất thường hay muốn răn đe ǵ khác.
CCTV dẫn các nguồn tin cho biết hải quân Trung Quốc thường xuyên tập trận ở vùng biển nằm giữa quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) và đảo Hải Nam.
“Trung Quốc luôn nói cuộc tập trận không nhắm vào mục tiêu nào nhưng việc sử dụng tàu chiến của Hạm đội Nam Hải làm ṇng cốt và chỉ huy là các tướng lĩnh hàng đầu cho thấy điều khác. Rơ ràng, việc này gợi ư rằng Hải quân Mỹ chính là mục tiêu tưởng tượng trong cuộc tập trận này” - Antony Wong Dong, một quan sát viên quân sự Macau, b́nh luận.
Hôm 3/7, Trung Quốc tuyên bố tập trận kéo dài từ ngày 5 đến 11/7. Đây là động thái phản ứng trước khi Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan dự kiến đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách đường lưỡi ḅ phi lư của Trung Quốc ở biển Đông trong ngày 12/7. Bắc Kinh c̣n ngang ngược cấm tàu thuyền đi vào vùng biển diễn ra tập trận.
Ngay sau khi có thông tin về cuộc tập trận, phía Việt Nam đă lên tiếng phản đối, cho rằng đây là hành vi xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Nó đi ngược lại nhận thức chung của lănh đạo cấp cao hai nước, vi phạm luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Therealtz © VietBF