Trung Quốc đă chính thức thông qua truyền thông lên tiếng kêu gọi chuẩn bị cho xung đột vũ trang trên Biển Đông trước khi PCA chính thức đưa ra phán quyết về vụ kiện “đường lưỡi ḅ”. Đồng thời, quốc gia này cũng sẽ có cuộc tập trận kéo dài trên vùng biển này bắt đầu từ ngày 6/7.
"Mặc dù Trung Quốc không thể theo kịp Mỹ về sức mạnh quân sự trong tương lai ngắn hạn, Trung Quốc cần có khả năng để buộc Mỹ trả giá", tờ Global Times, một ấn phẩm phụ của People's Daily, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, viết về kịch bản nổ ra đụng độ quân sự trên Biển Đông.
Báo này đổ lỗi cho Mỹ can thiệp tranh chấp Biển Đông làm phức tạp t́nh h́nh, và cho rằng t́nh h́nh có thể leo thang do phán quyết sắp tới từ Ṭa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên Hợp Quốc.
Với việc triển khai hai cụm tàu sân bay chiến đấu xung quanh Biển Đông, Mỹ muốn phô trương sức mạnh, "chờ đợi sự phục tùng của Trung Quốc", báo viết.
"Trung Quốc hy vọng tranh chấp có thể được giải quyết bằng đàm phán, nhưng cũng phải chuẩn bị cho bất cứ cuộc đối đầu quân sự nào. Điều này là lẽ thường trong quan hệ quốc tế", bài báo cho hay và kêu gọi Trung Quốc đẩy nhanh phát triển năng lực răn đe quân sự.
Tàu sân bay John C. Stennis và Ronald Reagan giữa tháng trước bắt đầu hoạt động chung tại vùng biển phía đông Philippines. Quan chức hải quân Mỹ cho rằng việc triển khai hai tàu sân bay là dấu hiệu thể hiện sự cam kết của nước này đối với an ninh khu vực.
Căng thẳng đang gia tăng khi PCA chuẩn bị ra phán quyết vào ngày 12/7 về vụ Philippines kiện yêu sách "đường lưỡi ḅ" phi lư Trung Quốc đơn phương vẽ ra trên Biển Đông. Trung Quốc khăng khăng không theo kiện và đ̣i bác bỏ quyết định của ṭa.
Trung Quốc nhiều lần tỏ ra giận dữ với các cuộc tuần tra của Mỹ ở Biển Đông. Bắc Kinh sẽ tổ chức đợt tập trận kéo dài 7 ngày ở vùng biển này, bắt đầu từ ngày mai.
Trước thềm phán quyết của PCA, Trung Quốc đă phát động chiến dịch lôi kéo sự ủng hộ của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Bắc Kinh nói rằng có 60 nước ủng hộ lập trường Biển Đông của họ, trong đó chủ yếu là các nước ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á. Tuy nhiên, nhiều quốc gia có tên trong danh sách đă lên tiếng bác bỏ tuyên bố này của Trung Quốc.