Hải quân Trung Quốc vừa đưa thông báo rằng họ sẽ tiến hành tập trận ở Biển Đông, từ 5/7-11/7.
Tàu Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc tập trận trên biển. Ảnh Xinhua
Điều đáng chú ư nhất ở đây là thời điểm cuộc tập trận này sát với ngày phán quyết Biển Đông được đưa ra, tức ngày 12/7.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng đây là cuộc tập trận thường lệ.
Ashley Townshend, nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney, cho rằng thời điểm tổ chức tập trận là nhằm cho thấy Trung Quốc "bất phục" phán quyết của ṭa quốc tế.
"Việc khuếch trương sức mạnh có lẽ là để trấn an dư luận trong nước, rằng Bắc Kinh không chịu khuất phục áp lực của bên ngoài. Nó cũng gửi tín hiệu tới Hoa Kỳ và Asean rằng Trung Quốc quyết tâm đẩy mạnh hiện diện quân sự tại Biển Đông cho dù ṭa quyết định ra sao chăng nữa."
Vasily Kashin, chuyên gia về Trung Quốc tại Đại học Nghiên cứu Quốc gia Nga, cũng đồng ư với nhận định về thông điệp chính trị của Trung Quốc qua cuộc tập trận.
Tuy nhiên ông Kashin cho rằng địa điểm tập trận cho thấy Trung Quốc muốn điều chỉnh t́nh h́nh và không để căng thẳng Biển Đông lên quá cao.
Ông nói với BBC: "Cuộc tập trận là hoạt động thường kỳ của Trung Quốc, và Hoàng Sa, khác với Trường Sa, là khu vực hoàn toàn nằm trong kiểm soát của Trung Quốc, không bị ảnh hưởng của phán quyết tại Ṭa Trọng tài".
Lựa chọn tập trận ở đây thay v́ ở vùng biển Trường Sa "nóng" hơn đưa ra thông điệp chừng mực, "không muốn gia tăng căng thẳng quá mức trong lúc này".
Biện pháp mạnh hơn?
Cho tới nay, Trung Quốc cũng mới chỉ nói nhưng chưa làm về các động thái mạnh tay hơn ở Biển Đông, như thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (Adiz) hay bắt đầu xây cất trên băi cạn Scarborough mà nước này kiểm soát tuy đang tranh chấp với Philippines.
Có ư kiến cho rằng các quyết định của Bắc Kinh sẽ được đưa ra phụ thuộc vào hành động của các nước liên quan.
Ông Chu Phong, chuyên gia về quan hệ quốc tế ở Đại học Nam Ninh, Trung Quốc, nói kế hoạch tập trận của Trung Quốc là để phản ứng lại việc Hoa Kỳ mới đây điều ba tàu chiến lớp Aegis có hỏa tiễn dẫn đường tới Biển Đông.
Theo ông Vasily Kashin, Trung Quốc có thể tranh thủ được ủng hộ của Nga chính v́ Moscow luôn luôn phản bác sự có mặt của các "quốc gia bên ngoài", đặc biệt là Hoa Kỳ, trong tranh chấp Biển Đông.
Ông Kashin nói: "Chính sách đối ngoại không đổi của Nga là chống lại sự can dự của Hoa Kỳ ở bất cứ nơi nào".
Theo chuyên gia Nga, thế giới phải chấp nhận hiện thực là Trung Quốc "đang phát triển một nền hải quân toàn cầu".
"Trung Quốc là cường quốc kinh tế, họ đầu tư hơn 700 tỷ đôla vào các nước ngoài. Bởi vậy quan tâm chính trị của họ cũng có phạm vi toàn cầu."
Tuy nhiên sự phát triển sức mạnh trên biển không chỉ là những ǵ Bắc Kinh công khai. Mới đây, các nhà quan sát chú ư tới một lực lượng mà lâu nay Trung Quốc ngấm ngầm củng cố và mở rộng: dân quân hoạt động ở các vùng biển.
Đă có cáo buộc Bắc Kinh ngoài việc trang bị cho ngư dân kiến thức về biển đảo và trang thiết bị đi biển, c̣n tập huấn quân sự và thậm chí cung cấp vũ khí cho dân quân.
VietBF© Sưu tập