Nhiều người mua bảng Anh để tiện chi tiêu. Nhiều người nhập hàng từ Anh để buôn bán. Và nhiều thương vụ lớn hơn nữa. Những người Việt ở Anh nói chung sẽ chịu chung những ảnh hưởng về kinh tế, xă hội như người Anh phải chịu, c̣n những người Việt có quốc tịch của các nước EU đang sống ở Anh sẽ phải chịu những t́nh cảnh oái oăm hơn.
Người Anh gốc Việt là những người Việt nhập cư vào Anh, họ có thể là công dân hoặc không phải công dân Anh.
Khi có kết quả Brexit, nhiều người Việt ở Anh tỏ ra thất vọng, song cũng có những người dửng dưng.
Với những người Việt có quốc tịch Ba Lan hay Bulgaria và Pháp hay Đức đang làm việc ở Anh, có vợ hay chồng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Theo một phán quyết của tòa án châu Âu thì vợ chồng của họ được nhập cảnh vào Anh theo diện đặc biệt, thậm chí không phải tốn cả phí hồ sơ xin visa, và nếu nước Anh rời bỏ Liên minh châu Âu thì qui định đó hết hiệu lực và qui trình xin visa đoàn tụ gia đình theo luật Anh là vô cùng khó khăn, đòi hỏi rất nhiều loại giấy tờ và điều kiện công việc, cũng như thời gian thử thách và cả trình độ tiếng Anh nữa.
Như anh Trịnh Thái Luân, đang sinh sống ở thủ đô London là một ví dụ. Trước đây, anh Luân sống ở Bulgaria và có quốc tịch Bulgaria. Một thời gian sau, anh sang Anh sinh sống và làm việc. Anh Luân mua được 2 căn hộ ở đây, trong đó có một căn để cho thuê.
Anh Luân lấy vợ người Việt cũng sinh sống ở Anh và cuộc sống của họ hầu như không có ǵ xáo trộn suốt 10 năm qua. Nhưng sau khi có kết quả Brexit, anh Luân cho biết, vợ chồng anh nơm nớp lo đến cảnh "ly tán", bởi khi hết hạn visa anh sẽ phải trải qua một thủ tục giấy tờ phức tạp. Trước đây xin visa vào EU th́ dễ, nhưng xin visa vào Anh lại cực khó khăn, nếu như vậy, viễn cảnh vợ một nơi, chồng một nẻo là hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Cũng như anh Luân, anh Đặng Ngọc Thái cũng có quốc tịch Ba Lan sang lấy vợ Anh. Anh Thái nói: "Anh rời EU khi có hiệu lực, rơ ràng tôi lại phải xin visa để về nhà ḿnh, thật oái oăm".
Khác với anh Luân và anh Thái, chị Lê Ngọc Linh- một chủ tiệm Nail ở Belford cho biết, chị không quá lo lắng về kết quả Brexit. "Rời cũng được mà ở lại cũng được", chị Ngọc Linh chia sẻ.
Theo lời chị Linh, việc kinh doanh hay tích trữ tiền không ảnh hưởng ǵ nhiều, bởi người Anh chủ yếu chỉ tiêu đồng bảng Anh, không hay dùng đồng USD.
"Nhưng có khi đây lại là tin tốt cho cộng đồng Nails Việt. Nếu trước kia các bạn chấp nhận làm một bộ full set giá 10 bảng Anh, là v́ tính ra tiền Việt cũng được mấy trăm, làm một vài năm là có thể gửi về Việt Nam mua nhà cửa. Nhưng giờ khác rồi! Đồng Bảng đă và sẽ tiếp tục hạ giá, nếu người Việt ḿnh vẫn cứ duy tŕ kiểu cạnh tranh phá giá th́ sẽ không thể sống sót được khi mà sắp tới giá cả mọi thứ sẽ tăng. Các chủ shop nails cũng phải bắt đầu tăng giá dần thôi...", chị Ngọc Linh chia sẻ.
vietbf @ sưu tầm