Người đứng đầu Nghị viện châu Âu ngày 26/6 kêu gọi Thủ tướng Anh David Cameron bắt đầu tiến tŕnh chính thức để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) tại hội nghị thượng đỉnh trong tuần này.
Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz.
Theo AFP, phát biểu với tờ báo Đức Bild am Sonntag, Chủ tịch Nghị viện châu Âu Martin Schulz cho rằng giai đoạn lấp lửng của việc Anh rời EU hay được gọi là Brexit sẽ chỉ khiến t́nh h́nh thêm bất ổn. “Việc ngập ngừng của đảng Bảo thủ ở Anh sẽ khiến tất cả mọi người đau đớn. Đó là lư do tại sao chúng tôi hy vọng chính phủ Anh sẽ hành động nhanh chóng. Hội nghị thượng đỉnh diễn ra ngày 28/6 là thời điểm thích hợp’ – ông Schulz nói.
Theo tờ báo Đức Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung, 4 nhóm lớn nhất trong Nghị viện châu Âu cũng đă soạn thảo một bản dự thảo nghị quyết kêu gọi ông Cameron bắt đầu tiến tŕnh Brexit từ ngày mai (28/6). Theo nhóm này, việc bắt đầu sớm như vậy là rất quan trọng “để tránh sự không chắc chắn gây thiệt hại cho tất cả các bên và duy tŕ sự toàn vẹn của cả khối”. Nhóm này cũng nói thêm rằng sẽ không có quan hệ mới ở bất cứ h́nh thức nào giữa Anh và EU được nhất trí trước khi thỏa thuận về việc Anh rời khối này được hoàn tất. Theo Reuters, giới chức EU thậm chí thúc giục Anh không cần phải gửi thư chính thức tới EU để bắt đầu quá tŕnh 2 năm đàm phán về việc nước này rời khỏi khối theo quy định tại Điều 50 của hiệp ước Lisbon của EU.
Trong 2 ngày 28 và 29/6 này, EU sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh để thảo luận về kết quả của cuộc bỏ phiếu của Anh và Nghị viện châu Âu cũng sẽ tổ chức một phiên họp đặc biệt về vấn đề này. Trong ngày 25/6, ngoại trưởng của 6 nước sáng lập EU cũng đă có cuộc gặp tại Berlin để thảo luận về kết quả trưng cầu ư dân ở Anh. Tại cuộc gặp này, các ngoại trưởng EU cũng đă thúc giục Anh bắt đầu quá tŕnh rời khỏi khối “sớm nhất có thể”. Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault thậm chí trực tiếp thúc giục ông Cameron nhanh chóng từ chức. “Một thủ tướng mới cần được chỉ định. Việc đó có thể mất vài ngày nhưng thực sự cần làm ngay” – ông nói.
Trước đó, hôm 24/6 vừa qua, sau khi kết quả của cuộc trưng cầu ư dân cho thấy người dân Anh ủng hộ việc rời khỏi EU, Thủ tướng Anh Cameron nói rằng ông sẽ từ chức vào tháng 10 tới và để việc đàm phán về cái gọi là “Brexit” cho người kế nhiệm.
Cuộc bỏ phiếu lịch sử diễn ra tại Anh hồi tuần trước đă khiến cả thế giới choáng váng, đồng thời gây ra những ảnh hưởng tiêu cực ngay lập tức. Tại Anh, hăng xếp hạng tín nhiệm Moody đă hạ mức độ tín nhiệm của nước này xuống mức “tiêu cực”. Cuộc bỏ phiếu cũng đă phơi bày sự chia rẽ sâu sắc ở Anh khi hiện đă có hơn 2,7 triệu người tại nước này kêu gọi tổ chức một cuộc trưng cầu ư dân mới và tỉ lệ người ủng hộ Scotland độc lập khỏi Vương quốc Anh gia tăng. Cuộc bỏ phiếu cũng đă khiến nội bộ đảng Lao động đối lập tại Anh trở nên rối ren. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond ngày 26/6 cũng tuyên bố nội các Anh – vốn đang chia rẽ về cuộc trưng cầu ư dân – sẽ vẫn tại nhiệm cho đến khi một thủ tướng mới nhậm chức.
Về mặt kinh tế, kết quả của cuộc bỏ phiếu đă khiến đồng bảng Anh sụt mất 9,1% giá, xuống mức giá thấp nhất trong ṿng 31 năm qua. Trước các nguy cơ rủi ro, các nhà đầu tư đă vội vă t́m đến vàng, đồng yên và các trái phiếu an toàn, khiến giá vàng cuối tuần qua đă tăng 5%. Theo S&P Dow Jones, chỉ trong 1 ngày sau khi có kết quả bỏ phiếu, 2,1 ngh́n tỉ USD đă bị quét bay khỏi thị trường chứng khoán toàn cầu.
Therealtz © VietBF