Mối quan hệ Anh - Pháp bắt đầu có vấn đề ngay sau khi Brexit xảy ra. Thị trưởng thành phố Calais của Pháp, bà Natasha Bouchard là người đầu tiên lên tiếng về vấn đề biên giới hai nước. Theo đó bà kiến nghị đàm phán lại về Nghị định thư Le Touquet về mối quan hệ biên giới của Pháp và Anh.
Nghị định thư Le Touquet được kư kết vào năm 2003, thỏa thuận cho phép Anh thực hiện việc kiểm tra người di cư ngay trên bờ eo biển Manche trên đất Pháp để không cho họ vượt qua đất Anh bằng đường hầm dưới eo biển hoặc bằng phà.
"Người Anh phải chấp nhận hậu quả của sự lựa chọn của họ. Chúng ta đang ở trên thế mạnh, v́ vậy tôi đề nghị tổng thống (Francois Hollande) xem xét lại Nghị định thư Le Touquet và sử dụng uy tín của ḿnh để giải quyết vấn đề này" – bà Bouchard nói.
Hôm thứ năm ở Anh đă tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư về việc Vương quốc Anh nên ở lại hay rời bỏ EU. Theo số liệu chính thức, có 51,9% cử tri chọn phương án “rời bỏ EU”.
"Người Anh muốn đ̣i lại quyền tự do của họ, mà như vậy th́ họ phải trả lại biên giới của ḿnh" - người đứng đầu khu vực Nord-Pas-de-Calais của Pháp, ông Xavier Bertrand cũng cho biết.
Về lư thuyết, Nghị định thư Le Touque là thỏa thuận song phương giữa London và Paris, và sẽ tiếp tục có hiệu lực kể cả trong trường hợp Anh rút ra khỏi EU. Nhưng, theo kênh truyền h́nh, BBC, trước khi diễn ra cuộc trưng cầu dân ư ở Anh, các nhà chức trách Pháp đă cảnh báo rằng trong trường hợp rời khỏi EU, Anh có thể phải đối mặt với một thực tế là trại tị nạn có biệt danh "Jungle" (rừng rú) với hàng ngàn người di cư sẽ được dời từ Calais sang đất Anh. Số lượng cư dân của trại ở Calais theo ước tính của các nhà chức trách là 3.900 người. Tuy nhiên, các t́nh nguyện viên và các tổ chức giúp đỡ người di cư th́ báo cáo rằng số lượng thực tế của cư dân "Jungle" là từ 5 đến 7 ngh́n người.
Therealtz © VietBF