Cuộc bỏ phiếu đă kết thúc, Anh cũng đă rời EU. Một câu hỏi được đặt ra là tại sao người dân Anh muốn nước ḿnh rời EU? Câu trả lời có lẽ là chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và tinh thần bài ngoại v́ nhập cư vào Anh gia tăng.
Những cử tri ủng hộ nước Anh ở lại EU tỏ ra buồn bă v́ kết quả trưng cầu dân ư.
Chiến dịch đ̣i nước Anh rời EU không phải mới gay cấn trong 4 tháng qua, mà luôn âm ỉ trong nhiều thập kỷ. Nhiều chiến dịch đ̣i Anh tách khỏi EU đă bắt đầu ngay từ khi mới gia nhập thị trường chung vào năm 1973. Chính sách của Công đảng là "rời", trong khi một bộ phận đáng kể nghị sĩ đảng Bảo thủ cũng ủng hộ điều này.
Phản đối nhập cư
Những cuộc khảo sát đều cho thấy sự bất măn với tỷ lệ nhập cư vào Anh ngày càng tăng là nguyên nhân lớn nhất khiến người Anh bỏ phiếu "rời". Trước khi EU thành lập năm 1993, nhập cư chưa phải là vấn đề lớn ở Anh. Khi đó, số lượng người di cư đến Anh chưa tới 100.000 người mỗi năm. Tuy nhiên, t́nh h́nh đă thay đổi chóng mặt.
Sự giận dữ của công chúng như được "hun đúc" thêm từ các chính sách thất bại của nhà nước trong việc hạn chế nhập cư, dẫn đến sức ép với thị trường lao động cũng như các dịch vụ công.
Sau khi EU mở rộng về phía đông lần lượt vào các năm 2004 và 2007, nhiều người châu Âu đă chuyển đến Anh. Vox chỉ ra rằng, những người này chủ yếu là dân từ các nước Đông Âu có kinh tế yếu kém hơn. Do vậy, khi được vào EU, họ hiển nhiên sẽ di cư đến các nước giàu hơn, như Anh, để t́m việc làm.
Trên thực tế, Ba Lan hiện là nước có công dân đang sống ở Anh nhiều thứ 2 chỉ sau Ấn Độ.
Khủng hoảng tài chính 2008 kéo theo t́nh h́nh suy sụp ở những quốc gia từng là nước phát triển như Tây Ban Nha, Italy và Bồ Đào Nha. Do vậy, công dân ở những nước này phải t́m đến các nước châu Âu khác.
Thị trường lao động ở Anh được đánh giá là cởi mở, và ngôn ngữ tiếng Anh phổ biến, nên nó trở thành mục tiêu tự nhiên thu hút người nhập cư.
Trước cuộc bầu cử năm 2010, Thủ tướng David Cameron cam kết sẽ giảm quy mô nhập cư xuống hàng chục ngh́n. Tuy nhiên, ông đă không thực hiện được lời hứa này, khiến niềm tin vào khả năng lănh đạo của ông bị hạ thấp.
Điều này liên lụy đến các chính trị gia Anh khi bị cho là bất lực trong việc giảm luồng nhập cư từ EU. Chiến dịch vận động của nhóm ủng hộ "rời" ban đầu tập trung vào kinh tế và chủ quyền, nhưng nhanh chóng nhận ra giành quyền kiểm soát về nhập cư mới là thông điệp mạnh mẽ nhất. Họ gắn chuyện nhập cư với việc thiếu hụt các trường học, tiền lương giảm...
Sự trỗi dậy của các nghị sĩ hoài nghi châu Âu
Trong nhiệm kỳ của ḿnh, Thủ tướng Cameron đă nỗ lực để xoa dịu các nghị sĩ thứ yếu (backbencher, nói về các nghị sĩ không tham gia chính phủ, thường ngồi ở dăy ghế sau cùng tại quốc hội) với tinh thần hoài nghi châu Âu, bao gồm việc rút khỏi nhóm trung hữu EPP, nhóm chính trị lớn và nhiều ảnh hưởng nhất tại nghị viện châu Âu.
Tuy nhiên, các nghị sĩ cánh hữu trong đảng Bảo thủ vẫn không hài ḷng về các nỗ lực của ông Cameron. Áp lực càng thêm nặng nề với ông Cameron khi đảng của ông ngày càng có nhiều nghị sĩ theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu sau mùa bầu cử 2010. Họ đă gây áp lực buộc thủ tướng phải tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư.
Đầu tháng 10/2011, Thủ tướng Cameron nhận ra ông đang đối mặt với một trận chiến kéo dài với phe ủng hộ rời khỏi EU, sau khi 81 nghị sĩ đảng Bảo thủ kêu gọi trưng cầu dân ư về vai tṛ thành viên của nước Anh, theo Guardian.
Đầu năm 2013, ông Cameron đầu hàng trước sức ép của các nghị sĩ. Ông hứa đàm phán lại với EU và tổ chức trưng cầu dân ư vào cuối năm 2017.
Khi đưa ra những lời hứa hẹn này, Cameron nghĩ ông có thể xoa dịu tạm thời những cái đầu nóng hừng hực muốn Anh sớm rời EU, mà có thể không nghĩ rằng phải tổ chức trưng cầu thực sự. Nguyên dân do chính đảng Bảo thủ cũng không tin tưởng có thể giành thế đa số trong cuộc bầu cử năm 2015.
Tuy nhiên, dường như chính lời hứa này đă mang lại chiến thắng cho ông Cameron. Và ông không c̣n đường lùi ngoài việc phải tổ chức trưng cầu dân ư thật sự.
VietBF© Sưu tập