Nh́n chung giá đô la đă giảm đáng kể trong những năm gần đây. Dù ai là tổng thống Mỹ nhiệm kỳ sắp tới th́ nền kinh tế Mỹ vẫn theo đà xuống dốc. Một số chuyên gia cho rằng tổng thống Mỹ tiếp theo có thể phải chuẩn bị đối phó với một cuộc khủng hoảng kinh tế.
Theo Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, chu kỳ phát triển kinh tế sau Chiến tranh Thế giới II trung b́nh kéo dài trong 5 năm. Trong khi đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới đă phát triển suốt 7 năm qua. Không ai biết chính xác khi nào cuộc suy thoái tiếp theo sẽ xuất hiện. Tuy nhiên, ngày càng nhiều chuyên gia tin rằng nền kinh tế Mỹ sẽ suy yếu vào năm 2017 hoặc 2018.
“Tôi nghĩ rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra vào cuối năm 2017 hoặc đầu năm 2018. Tất cả các chỉ số dường như minh chứng cho khung thời gian này”, Brad McMillan, giám đốc đầu tư tại Commonwealth Financial, nói với CNN.
Cộng đồng doanh nghiệp cũng tỏ ra lo lắng.
"Chúng tôi dự đoán nền kinh tế sẽ tương đối yếu. Tổng thống tiếp theo sẽ cần một kế hoạch ngay từ đầu", John Engler, chủ tịch Hội nghị bàn tṛn Kinh doanh, nói. Tổ chức này đă bày tỏ ư tưởng thúc đẩy tăng trưởng với chiến dịch của Hillary Clinton và Donal Trump.
Tin tốt là cuộc suy thoái tiếp theo dường như không dữ dội như cuộc Đại suy thoái năm 1930. Nếu Quốc hội và tổng thống tiếp theo có hành động thích hợp, suy thoái có thể chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn.
Cộng đồng doanh nghiệp đang đẩy mạnh cải cách nhập cư và thuế.
“Chúng tôi thực sự cần các chính sách đi sâu vào những ư tưởng”, Doug Oberhelman, Giám đốc điều hành của Caterpillar (CAT), nói.
Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, đảng Dân chủ thường có xu hướng ủng hộ chính phủ tiêu nhiều tiền hơn bởi các doanh nghiệp và người tiêu dùng không có nhiều tiền mặt cùng tâm lư e ngại. Bà Clinton đă đề xuất một sáng kiến chi tiêu cơ sở hạ tầng lớn, thứ được nhiều nhà kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp chào đón.
Trong khi đó, đảng Cộng ḥa có xu hướng ủng hộ giảm thuế để người tiêu dùng và các doanh nghiệp nắm trong tay nhiều tiền hơn với hy vọng rằng họ sẽ đẩy mạnh chi tiêu. Ông Trump đă đề xuất giảm thuế lớn cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Kiến nghị này bị đánh giá là hỗn tạp bởi nó quá lớn. Tuy nhiên, Quốc hội và doanh nghiệp tin rằng họ có thể đàm phán với ông Trump.
Suốt cuộc Đại suy thoái năm 1930 và khủng hoảng tài chính 2008, Cục Dự trữ Liên bang (FED), ngân hàng trung ương của Mỹ, đă giải cứu nền kinh tế. Tuy nhiên, kỳ tích này có thể không xảy ra vào lần này bởi FED đă gần hết "đạn" để chống suy thoái.
FED thường giảm lăi suất để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, với mức lăi suất cực kỳ thấp như hiện nay (chỉ từ 0,25% đến 0,5%), họ không thể tạo ra thay đổi lớn.
Nhà Trắng và Quốc hội có thể sẽ phải đóng một vai tṛ lớn trong cuộc suy thoái tiếp theo, đặc biệt nếu sự kiện này xảy ra vào năm 2017 hoặc 2018, trước khi FED kịp bổ sung biện pháp.
Sự phục hồi của Mỹ diễn ra khá chậm. Kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1930, nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng trưởng hơn 2% một năm.
“Chúng ta đang mắc kẹt trong nỗi sợ”, David Beckworth, nhà kinh tế của trường Đại học Western Kentucky, nói.
Những người bỏ phiếu thường cân nhắc về biện pháp đối với vũ khí của các ứng cử viên tổng thống. Tuy nhiên, họ cũng nên xem xét xem ứng cử viên đó có thể chèo lái nền kinh tế trong một cơn băo hay không.
vietbf @ sưu tầm