Trung cộng đă lên trước một kế hoạch sẽ đối đầu với Philippines sau phán quyết toà trọng tài nếu nghiêng về phía Philippines.Mỹ cũng tăng cường hiện diện quân sự trên biển đảo vùng Philippines.Điều này không có nghĩa Trung cộng sẽ dễ nhún nhường Philippines trước phán quyết của toà và sự hiện diện quân sự của Mỹ trên biển Đông.
Ngày 21/6, dư luận Mỹ hiện đang lo ngại rằng Washington có thể đơn phương thiết lập Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) ở Biển Đông nếu Ṭa Trọng tài Thường trực ở The Hague đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines trong khi Washington đang tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực.
Ṭa Trọng tài dự kiến sẽ ra phán quyết vào ngày 7/7 về vụ kiện “đường 9 đoạn” hay c̣n gọi là “đường lưỡi ḅ”, "đường chữ U" của Trung Quốc ở biển Đông do Philippines khởi xướng
Bà Amy Searight, Cố vấn cấp cao kiêm Giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng bất luận phán quyết như thế nào, biển Đông sẽ “dậy sóng”.
"Trong ngắn hạn, dù ṭa án phán quyết như thế nào th́ căng thẳng ở Biển Đông cũng sẽ gia tăng. Trung Quốc đă tuyên bố không chấp nhận và tuân thủ phán quyết này. Trung Quốc đă khơi mào cuộc chiến ngoại giao, thu hút sự ủng hộ của các nước như Afghanistan, Gambia, Niger…”, chuyên gia này nhận định.
Bà Searight nhận định phản ứng của Mỹ sau phán quyết nhiều khả năng chỉ là lên tiếng nhấn mạnh về tính cưỡng hàng về mặt pháp lư của phán quyết, đồng thời phối hợp với các bên cùng quan điểm như Nhật Bản, Liên hiệp châu Âu hay Ấn Độ để củng cố tuyên bố đó.
Theo bà, ASEAN vẫn đóng vai tṛ mấu chốt trong vấn đề này và đây sẽ tiếp tục là "phép thử đối với sức mạnh và sự đoàn kết" của khối.
Các học giả tham gia hội thảo tại CSIS cũng tham gia một cuộc thăm ḍ ư kiếnvề 5 khả năng Trung Quốc có thể thực hiện ở biển Đông trong ṿng một năm tới, như cải tạo băi cạn Scarborough mà Bắc Kinh chiếm từ Philippines; triển khai chiến đấu cơ tới Trường Sa, hoặc lập AIDZ trên biển Đông.
Kết quả cho thấy, 53% số người tham dự nghiêng về khả năng Trung Quốc sẽ lập vùng ADIZ ở biển Đông.
Gregory B. Poling, Giám đốc dự án Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, cho rằng Trung Quốc đă đơn phương thiết lập ADIZ ở Hoa Đông năm 2013 bất chấp sự phản đối của các bên, nên không có lư do ǵ Trung Quốc sẽ không làm điều đó ở Biển Đông. Bắc Kinh cũng từng nhiều lần đưa ra tuyên bố khẳng định họ có quyền làm điều này.
Vấn đề đáng chú ư trong đó chính là liệu Bắc Kinh có thể buộc các nước khác tuân thủ ADIZ hay không.
Ông Poling cũng lưu ư thêm rằng Trung Quốc sẽ có hành động "trả đũa" trên cả đất liền và trên biển để chứng tỏ không tuân thủ phán quyết đồng thời nhằm trừng phạt Philippines v́ đă đâm đơn kiện.
Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng không ngừng t́m kiếm sự hậu thuẫn của nhiều nước khác trong vụ kiện.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng từng tuyên bố rằng: “bất cứ ai quan tâm đến ḥa b́nh và ổn định ở Biển Đông nên hỗ trợ Trung Quốc và các nước liên quan trực tiếp giải quyết các tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn phù hợp với luật pháp quốc tế”.