Đêm qua 20/6, một sự kiện thiên văn kỳ thú đă xuất hiện. Đó là hiện tượng trăng dâu tây trùng với hạ chí. Hiện tượng này lần đầu tiên trong 50 năm qua thu hút sự quan sát của đông đảo người yêu thiên văn.
Tuỳ thuộc vào múi giờ và vị trí trên trái đất, người dân thế giới có cơ hội chứng kiến hiện tượng tṛn cùng ngày hạ chí vào ngày 20/6. Theo National Geographic , đây là hiện tượng trăng tṛn vào ngày hạ chí lần đầu tiên kể từ năm 1967. Vào năm 1967, hạ chí và trăng tṛn cách nhau chỉ vài giờ nhưng lại vào ngày khác nhau v́ tuỳ thuộc múi giờ.
Năm nay, hạ chí chính thức bắt đầu lúc 18h34 ngày 20/6 (giờ EDT), tức 5h34 ngày 21/6 (giờ Hà Nội). Đồng thời, hiện tượng trăng dâu tây (strawberry moon) sẽ xuất hiện ở phía đông sau khi mặt trời lặn ở phía tây, chiếu rọi ánh sáng suốt đêm và hiện lên như đĩa tṛn.
Hiện tượng trăng tṛn được quan sát ở Berlin, Đức. Ảnh: Twitter German Foreign Office
Năm nay, mặt trăng tiến đến pha tṛn từ lúc 7h02 ngày 20/6 (giờ UTC), tức 6h02 ngày 21/6 (giờ Hà Nội). Do đó hai sự kiện cách nhau 12 tiếng. Năm 1948, hạ chí và trăng tṛn xuất hiện gần như cùng lúc, chỉ cách nhau chưa đầy một tiếng.
Đối với người dân ở bán cầu Bắc, hạ chí đánh dấu thời điểm trục phía bắc của trái đất nghiêng về phía mặt trời, tạo ra những ngày dài nhất và đêm ngắn nhất trong năm. Cùng lúc đó, trục nam nam của trái đất cách xa mặt trời, báo hiệu sự xuất hiện của mùa đông với ngày ngắn hơn và đêm dài hơn. Tại bán cầu Bắc, ngày hạ chí là ngày mà khoảng thời gian ban ngày dài nhất và thời gian ban đêm ngắn nhất, ngược lại so với bán cầu Nam.
Trăng dâu tây, hay c̣n gọi là trăng tṛn (full moon) là một trong những pha của mặt trăng. Khi đó, phần bán cầu của mặt trăng hướng về phía trái đất khi được mặt trời chiếu sáng toàn bộ và hiện lên như đĩa tṛn.
Tên gọi trăng dâu tây xuất phát từ bộ lạc Algonquin ở Long Island, New York, Mỹ. Tháng 6 đánh dấu mùa bắt đầu thu hoạch dâu tây, do đó bất kỳ hiện tượng trăng tṛn nào trong thời gian này cũng được gọi theo tên gọi của loại quả.
Therealtz © VietBF